Kế hoạch 48/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Phối hợp truyền thông phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2018
Ngày có hiệu lực 11/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Bùi Văn Cửu
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 11 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "PHỐI HỢP TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM ĐẾN NĂM 2020" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Thực hiện Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phối hợp truyền thông phòng chống HIV/AIDS và phòng, chng tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020".

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Phối hợp truyền thông phòng chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh và các ấn phẩm khác của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tỉnh (sau đây gọi là các cơ quan truyền thông) nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, huy động sự tham gia của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Mc tiêu cthể

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin; đi mới, đa dạng hóa hình thức, thể loại, sản phẩm truyền thông, trong đó, sản phẩm truyền thông mới tăng 10-15%; slượng sản phẩm truyền thông bằng tiếng các dân tộc trên địa bàn tỉnh tăng 20%.

- Tăng 15% thời lượng đưa tin trên sóng truyền hình, phát thanh tỉnh và các ấn phẩm khác của các cơ quan truyền thông so với năm 2017. Đến năm 2018, đạt tỷ lệ 85% số xã, phường thị trấn trên toàn tỉnh được tổ chức ít nhất một hình thức truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm và được duy trì thường xuyên; phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% số xã, phường, thị trấn được tổ chức ít nhất một hình thức truyền thông và được duy trì thường xuyên.

- Đến năm 2020, 90% số người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người bán dâm trên địa bàn tỉnh được tiếp cận thông tin về phòng, chống HIV/AIDS, phòng chống ma túy, mại dâm; các nhóm đối tượng có nguy cơ cao được tiếp cận các thông tin về phòng chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

- 100% phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề thuộc các cơ quan truyền thông được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa các hình thức truyền thông

- Về nội dung: Đổi mới và truyền tải sâu sắc, sinh động, phù hợp với các nội dung thông tin:

+ Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các giải pháp, biện pháp; hoạt động của Ban chỉ đạo 09 tỉnh, các Sở, ban, ngành, các địa phương.

+ Các kiến thức cơ bản; nguy cơ, tác hại, hậu quả lây nhiễm HIV/AIDS, sử dụng ma túy, nghiện ma túy và các chất hướng thần; dịch vụ chăm sóc, điều trị, cai nghiện, chữa trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, người nghin ma túy, người sau cai nghiện, người bán dâm.

+ Các mô hình, điển hình trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, mại dâm và hỗ trợ giúp đỡ người nghiện ma túy, người bán dâm từ bỏ hành vi vi phạm pháp luật, tạo việc làm, phát triển kinh tế, n định cuộc sng; giải pháp, kinh nghiệm, các tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

+ Tác hại của ma túy tổng hợp, các loại ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy mới; phương thức, thủ đoạn của tội phạm buôn bán ma túy.

- Các biện pháp, kỹ năng phòng ngừa đkhông bị dụ dỗ lôi kéo sử dụng ma túy, tổ chức mại dâm, mua bán người và kỹ năng ứng phó với người nghiện, người sử dụng ma túy; nâng cao nhận thức, gim kỳ thị, phân biệt và bảo đm quyn lợi, lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và người bán dâm; vận động người nhiễm HIV tham gia bo hiểm y tế.

- Về hình thức: Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức, thể loại truyền thông; nâng cao chất lượng tin, bài, phóng sự, đồng thời tập trung xây dựng chuyên trang, chuyên mục, video clip, thông điệp truyền hình, phóng sự dài kỳ; tổ chức các cuộc thi phóng sự, video clip, phim tài liệu về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; sử dụng nhiều ngôn ngữ phù hợp với địa phương trong các ấn phẩm truyền thông.

2. Tăng cường thời lượng truyền thông

Tăng thời lượng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong các chương trình truyền hình, phát thanh, các ấn phẩm của các cơ quan truyền thông. Căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế thực hiện truyền thông vào các khung giờ nhiều người xem, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác truyền thông đảm bảo hiệu qu, nhanh chóng, kịp thời.

3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm

- Mỗi năm ít nhất 01 lần, các cơ quan Thường trực (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Công an tỉnh) tổ chức tập huấn, cập nhật thông tin cho phóng viên, biên tập viên phụ trách chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về HIV/AIDS, ma túy, mại dâm của các cơ quan truyền thông về quan điểm, định hướng và kiến thức mới trong về lĩnh vực này.

- Cơ quan Thường trực thường xuyên mời các phóng viên của các cơ quan truyền thông tham dự hội nghị, hội thảo liên quan đến kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hàng năm, cơ quan Thường trực tổ chức các đoàn phóng viên của các cơ quan truyền thông đi thực tế tại các địa bàn trọng điểm về ma túy, mại dâm, HIV/AIDS; tiếp cận, tìm hiểu các đối tượng, các địa bàn làm tốt công tác này.

4. Thường xuyên trao đổi, cung cấp Thông tin

[...]