Kế hoạch 6272/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 6272/KH-UBND
Ngày ban hành 17/11/2021
Ngày có hiệu lực 17/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6272/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 17 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỦY SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1960/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm cụ thể hóa định hướng phát triển và thực hiện các giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực thủy sản để thực hiện các mục tiêu theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Xác định chức trách, nhiệm vụ của các ngành, địa phương liên quan để chỉ đạo, điều hành thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông qua thực hiện kế hoạch, tạo ra sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng trong chiến lược phát triển thủy sản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu về chiến lược phát triển thủy sản việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021, theo chức năng thẩm quyền, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.

- Tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của các ngành, địa phương liên quan và xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên trong quá trình tổ chức chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của từng ngành và địa phương; huy động và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế biển.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2030

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng duy trì tỷ trọng của sản xuất giống (tập trung vào đối tượng chính là tôm giống) và nuôi trên biển; giảm tỷ trọng nuôi trên đất liền và khai thác hải sản. Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; phát triển dịch vụ đóng, sửa chữa tàu thuyền, dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

1. Về khai thác hải sản: Quy mô 2.267 tàu (vùng khơi 798 tàu, vùng lộng 560 tàu, vùng bờ 909 tàu), sản lượng 130.000 tấn (khai thác vùng khơi 75%). Giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt, xâm hại nguồn lợi thủy sản, khuyến khích chuyển sang các nghề thân thiện với môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch đến năm 2030 dưới 10%; đảm bảo an toàn thực phẩm và giám sát được 100% tàu cá hoạt động trên biển đối với tàu có chiều dài từ 15 mét trở lên theo quy định của Luật Thủy sản.

2. Sản xuất giống thủy sản:

- Sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 60 tỷ con (không tính Nauplius).

- Thu hút các doanh nghiệp sản xuất tôm chân trắng và tôm sú trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chủ động sản xuất được 60% tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 80% tôm sú bố mẹ, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất tôm giống trong tỉnh.

- Sản lượng giống thủy sản khác đạt 1 tỷ con, trong đó chủ yếu giống cá biển các loại, ốc hương và nhuyễn thể.

3. Nuôi thủy sản thương phẩm:

- Nuôi trên đất liền: Ổn định diện tích từ 500-600 ha nuôi đa đối tượng sinh thái bền vững gắn với du lịch; 100 ha vùng nuôi tôm công nghiệp Sơn Hải ứng dụng công nghệ cao. Sản lượng đạt 6.000 tấn, trong đó tôm nuôi 4.000 tấn.

- Nuôi trên biển: Phát triển vùng nuôi biển C1, C2, C3, C4 giai đoạn 2021- 2030, với quy mô 1.000 ha. Tổng thể tích nuôi lồng bè đạt 100.000 m3; đối tượng chủ yếu có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá biển; sản lượng đạt 1.500 tấn.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tập trung điều tra, đánh giá nguồn lợi và môi trường sống các loài thủy sản vùng ven bờ và vùng lộng thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, làm cơ sở bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.

2. Phát triển hiệu quả khai thác hải sản vùng khơi, tổ chức lại khai thác hải sản vùng lộng, vùng ven bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác, phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản.

3. Tổ chức các mô hình kết hợp dân sự với quân đội, ngư dân với doanh nghiệp trong khai thác hải sản trên biển, đặc biệt trên các vùng quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tổ chức hiệu quả các mô hình tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển.

4. Phát triển Ninh thuận thành tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước.

5. Khuyến khích các cơ sở chế biến thủy sản đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị sản phẩm từ khai thác hải sản,... nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Nâng cao uy tín thương hiệu các sản phẩm nội địa truyền thống nhu chế biến nước mắm, chế biến khô chín, chế biến khô sống gắn với Chương trình OCOP.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ