Kế hoạch 61/KH-UBND năm 2015 thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 61/KH-UBND
Ngày ban hành 24/02/2015
Ngày có hiệu lực 24/02/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Ngọc Tuấn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/KH-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 49/NQ-CP NGÀY 10/7/2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Thực hiện Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

Góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa X; Nghị quyết 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ trong đó trọng tâm là tái cấu trúc nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế;

Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao vị thế của Thủ đô Hà Nội; khai thác lợi thế, khắc phục hạn chế, khó khăn nhằm tận dụng cơ hội và giảm thiểu thách thức tác động tiêu cực trong quá trình HNKTQT, phấn đấu đưa nền kinh tế Thủ đô phát triển nhanh và bền vững ngang tâm với Thủ đô và Thành phố lớn của các nước phát triển trong khu vực.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện pháp luật và thể chế kinh tế

Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; kiên quyết loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với Luật Thủ đô, các cam kết quốc tế và tình hình thực tế.

Xây dựng và hoàn thiện các kế hoạch, đề án về hội nhập kinh tế quốc tế từ nay đến năm 2020.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, trọng tâm là thực hiện tt việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đu tranh chống các biu hiện tiêu cực, phiền hà nhũng nhiu trong giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ.

Xây dựng phong cách làm việc đối với doanh nghiệp và công dân theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp và tạo điều kiện tối đa. Tạo lập lòng tin và tăng cường mi quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực đặc biệt là thuế, hải quan, kho bạc,... một cách toàn din, hiện đại để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Từng bước triển khai Chính phủ điện tử trong giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ tổ chức, công dân như thủ tục xuất nhập khu hàng hóa, thủ tục nộp thuế, cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh,...

Đẩy mạnh việc công khai minh bạch, đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành về các quy định của luật pháp, cơ chế chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, các thủ tục hành chính,... Cập nhật, tăng tính hữu ích của website các sở, ban, ngành, duy trì tt phn liên hệ đcông dân, doanh nghiệp gửi thư và nhận được thông tin trả lời.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố, doanh nghiệp và sản phẩm

Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo, đánh giá đúng tình hình, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm duy trì và thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 7 nhóm giải pháp về hỗ trợ thị trường, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và các Chương trình hành động của Thành phố.

Tích cực triển khai chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đi tác;... hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, về đăng ký, bảo hộ và phát triển thương hiệu, về áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thực hiện các chương trình nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào các ngành, lĩnh vực.

Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khu có chiu sâu, hiệu quả và bền vững; hỗ trợ kịp thời doanh nghiệp nm bt về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu đbảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Hà Nội trong thương mại quốc tế.

Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các chính sách, chương trình hỗ trợ về vn, đào tạo, tiếp cận thông tin, công nghệ và thị trường; ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, tạo chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm trọng điểm của thành phố.

3. Phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường

Tiến hành việc sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc diện phải sắp xếp, cphần hóa theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện công khai, minh bạch hóa tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; từng bước tạo lập môi trường cạnh tranh bình đng đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, đồng thời có cơ chế, chính sách thúc đy tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp dân doanh.

Xây dựng và triển khai các cơ chế, hệ thống quản lý, các phương thức giao dịch hiện đại nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao tính pháp lý và giảm thiu rủi ro cho các giao dịch trên thị trường.

Chú trọng đề xuất xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, đầu cơ tăng giá, thao túng thị trường.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích đầu tư cho sáng tạo, phát triển và đổi mới công nghệ; tiếp tục ban hành các chính sách phát triển thị trường công nghệ, thúc đy chuyn giao công nghệ, đặc biệt công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.

Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp điều tiết cung, cầu lao động trên thị trường lao động nhằm đảm bảo sự ổn định, cân bằng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của cả doanh nghiệp và người lao động.

4. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tiến hành tổng kết, đánh giá tổng thể các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Lập kế hoạch tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn: khuyến nông, điện nước, giao thông, chợ tại các huyện, các xã nghèo, khó khăn. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao.

[...]