Kế hoạch 58/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 25/CT-TTg và 02-CT/TU thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do tỉnh Kiên Giang ban hành

Số hiệu 58/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2017
Ngày có hiệu lực 28/04/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Anh Nhịn
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 28 tháng 04 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 25/CT-TTG NGÀY 31/8/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, VÀ CHỈ THỊ SỐ 02-CT/TU NGÀY 19/10/2016 CỦA TỈNH ỦY KIÊN GIANG VỀ VIỆC THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẤP BÁCH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Kiên Giang về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02-CT/TU ngày 19/10/2016 của Tỉnh ủy Kiên Giang. Trong đó, chú trọng đến việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm.

2. Yêu cầu:

Yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ một cách cụ thể. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiếu ô nhiễm, tạo bước chuyn biến căn bản trong công tác bảo vệ môi trường.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật, chế tài xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường đến từng doanh nghiệp và mỗi người dân.

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể tỉnh tăng cường phát huy vai trò giám sát, tuyên truyền thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Đẩy mạnh xã hội hoá, tăng cường huy động nguồn lực, thu hút đầu tư cho bảo vệ môi trường:

- Bố trí và quản lý nguồn vốn sự nghiệp môi trường đảm bảo hiệu quả, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài ảnh hưởng đến môi trường và đời sống của người dân như: Xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt đô thị, thoát nước,...Tăng cường giám sát, quan trắc, cảnh báo về tình hình môi trường.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá một số nội dung về bảo vệ môi trường đặc biệt là việc xử lý rác thải, nước thải trên địa bàn.

3. Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực các công cụ, giải pháp bảo vệ môi trường:

- Tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng để thực hiện tốt các thủ tục về môi trường theo đúng quy định. Đưa các yêu cầu về bảo vệ môi trường là điều kiện bắt buộc khi xem xét hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và phê duyệt dự án đầu tư cho các dự án.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh; quy hoạch và xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch đa dạng sinh học,...Rà soát quy hoạch đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.

- Thực hiện nghiêm việc đánh giá tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm trong xét duyệt công nhận xã, huyện đạt chun nông thôn mới.

- Yêu cầu các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xử lý nước thải, nhất là nước thải y tế, nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp,...

4. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:

- Rà soát, điều tra thống kê các nguồn thải lớn có lưu lượng thải trên 200 m3/ngày.đêm trở lên hoặc nguồn thải có lưu lượng nhỏ hơn nhưng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh nhằm kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải.

- Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đán bảo vệ môi trường đối với từng dự án theo đúng quy định, sát thực tiễn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; đặc biệt chú trọng đến các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, cơ sở sản xuất phát sinh nhiều chất thải. Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Triển khai xây dựng, lắp đặt hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp nhận dữ liệu quan trắc tự động nước thải của các cơ sở có nguồn thải lớn.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ vào ngày 20 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

[...]