Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 5628/KH-UBND năm 2020 ứng phó thảm họa động đất, sóng thần của thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 5628/KH-UBND
Ngày ban hành 24/08/2020
Ngày có hiệu lực 24/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Huỳnh Đức Thơ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5628/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT, SÓNG THẦN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Tình hình động đất, sóng thần

a) Động đất: Trên địa bàn thành phố chưa có dự báo nguy cơ về động đất.

b) Sóng thần:

- Nguyên nhân, vùng nguồn gây động đất sóng thần: Do đới hút chìm Manila dài khoảng 1.150m chạy dọc theo bờ Tây quần đảo Philippin từ 20 vĩ độ Bắc đến 12 vĩ độ Bắc; cường độ động đất lớn nhất trong đó hút chìm khu vực này có thể đến 9 độ Richter. Khi động đất có nguy cơ gây nên sóng thần ảnh hưởng đến bờ biển miền Trung Việt Nam là rất cao.

- Tốc độ lan truyền, độ cao sóng: Đặc điểm của sóng thần là di chuyển rất nhanh, ở ngoài khơi đến 800km/1 giờ; độ cao của sóng lớn nhất là 6m.

- Thời gian xuất hiện sóng thần ở Đà Nẵng: Từ 2 đến 3 giờ sau khi xảy ra động đất ở đới hút chìm Manila; phạm vi ảnh hưởng sóng thần là toàn bộ 92 km bờ biển thành phố thuộc quận: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn kể cả vùng chân núi giáp biển của núi Bạch Mã, núi Sơn Trà, vùng cửa sông Hàn, sông Cu Đê và toàn bộ huyện đảo Hoàng Sa.

- Hậu quả: Gây ngập lụt, sập đổ các công trình, thiệt hại về tài sản và con người.

2. Tình hình địa phương khu vực bị ảnh hưởng

a) Khu vực dân cư ảnh hưởng của động đất: Trên địa bàn thành phố chưa có dự báo vùng ảnh hưởng.

b) Tình hình dân cư trong khu vực ảnh hưởng do sóng thần:

- Số người dân ven biển bị ảnh hưởng ước tính 36.233 hộ/153.219 nhân khẩu phải sơ tán (gồm: các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và huyện Hòa Vang).

- Du khách tắm biển (lúc cao nhất): Khoảng 32.000 người.

- Trường học, trạm xá, khu điều dưỡng, nhà trẻ, mẫu giáo: Với hơn 400 cơ sở/20.000 người.

- Tàu thuyền trên biển và trong khu neo đậu: 1.200 chiếc/6.000 người.

- Khu công nghiệp, nhà máy: 02 khu công nghiệp và 12 nhà máy.

3. Lực lượng ứng phó với thảm họa của thành phố

- Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố;

- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố;

- Công an thành phố;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;

- Các quận, huyện, phường, xã;

- Các đơn vị hiệp đồng của Bộ, Quân khu trên địa bàn thành phố:

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ: Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2, Sư đoàn Không quân 372, Sư đoàn Phòng không 375, Lữ đoàn Công binh 83/QCHQ, Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 2, Lữ đoàn VT683/Cục Vận tải, Lữ đoàn 74/Tổng cục 2, Tiểu đoàn Tác chiến Điện tử 842/Cục tác chiến điện tử, Tiểu đoàn Phòng hóa 906/Bộ Tư lệnh Hóa học, Kho J258/Tổng cục Kỹ thuật, Kho xăng dầu 182, Cụm 2/Trung tâm xử lý Bom mìn/Bộ Tư lệnh Công binh, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Trung Bộ/Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 3/Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Khu vực 2.

+ Các đơn vị của Quân khu: Trường Quân sự Quân khu 5, Lữ đoàn Thông tin 575, Tiểu đoàn Vệ binh 8, Tiểu đoàn Pháo binh 75, Tiểu đoàn Phòng hóa 78, Tiểu đoàn Đặc công 409, Tiểu đoàn Trinh sát 32, Tiểu đoàn Tác chiến điện tử 97, Bệnh viện Quân y 17, Trung tâm Xử lý Bom mìn và Môi trường, Xưởng 38, Xưởng 387, Kho Tổng hợp 84, Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng 3, Đội Y học dự phòng.

II. NHIỆM VỤ TRÊN GIAO

[...]