Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 555/KH-UBND về công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 555/KH-UBND
Ngày ban hành 06/02/2018
Ngày có hiệu lực 06/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Cao Văn Trọng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 555/KH-UBND

Bến Tre, ngày 06 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2018

Căn cứ Công văn số 73/BNV-VTLTNN ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm 2018, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh;

- Từng bước nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, đơn vị theo tinh thần Chỉ thị số 06/2013/CT-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Bến Tre, nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác chỉ đạo, điều hành, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn mới.

- Tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan, lưu trữ lịch sử theo Chỉ thị số 35/2017/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ.

II. NỘI DUNG

1. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về văn thư, lưu trữ

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý qua các hình thức: Sao gửi văn bản, báo cáo nội dung tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ (khi có yêu cầu); đăng tải trên các phương tiện truyền thông như: Cổng thông tin điện tử, báo, đài;

- Tổ chức hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Luật Lưu trữ năm 2011.

b) Công tác tổ chức nhân sự và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ

- Xây dựng Đề án Quy hoạch ngành văn thư, lưu trữ của tỉnh Bến Tre đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

- Các cơ quan, đơn vị tiếp tục bố trí người làm văn thư, lưu trữ đảm bảo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh nghề nghiệp tại Thông tư số 13/2014/TT-BNV và Thông tư số 14/2014/TT-BNV ngày 31 tháng 10 năm 2014; trường hợp thay đổi, bố trí người mới vào vị trí này thì phải qua bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;

- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên đề (lập hồ sơ hiện hành, lập hồ sơ điện tử trong môi trường mạng, chỉnh lý tài liệu tích đống, xác định giá trị tài liệu,...). Đồng thời, thực hiện tốt các chế độ, chính sách, phụ cấp độc hại cho người làm công tác văn thư, lưu trữ theo quy định;

- Thực hiện cấp chứng chỉ hành nghề và quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ theo quy định pháp luật.

c) Xây dựng, ban hành văn bản quản lý, hướng dẫn về văn thư, lưu trữ

- Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản thay thế các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ như: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ; quy định về tổ chức và sử dụng tài liệu lưu trữ; danh mục, thành phần tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh; danh mục hồ sơ hiện hành; bảng thời hạn bảo quản tài liệu;

- Ban hành Danh mục hồ sơ năm 2018 của cơ quan, phục vụ cho việc lập hồ sơ hiện hành đối với văn bản bằng giấy và tổ chức lập hồ sơ trong Hệ thống quản lý văn bản Vnpt-ioffice.

d) Thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ

Tổ chức kiểm tra công tác quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ tối thiểu 02 huyện; kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ ít nhất 50% cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp; riêng UBND cấp huyện kiểm tra nghiệp vụ tối thiểu 05 xã; các sở, ngành tự kiểm tra nghiệp vụ tối thiểu 50% đơn vị trực thuộc (nếu có). Phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện thanh tra nghiệp vụ văn thư, lưu trữ. Nội dung thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tập trung chủ yếu vào các vấn đề:

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ;

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về văn thư, lưu trữ;

- Công tác nhân sự: Việc thực hiện các quy định của nhà nước về tiêu chuẩn, chức danh và các chế độ, chính sách đối với người làm văn thư, lưu trữ;

- Việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ văn thư:

+ Quy trình soạn thảo, ban hành, quản lý văn bản đi và quản lý, giải quyết văn bản đến bằng giấy và Hệ thống quản lý và điều hành văn bản Vnpt-ioffice;

+ Tổ chức lập hồ sơ (điện tử, giấy) và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử theo Chỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng ngày 07 tháng 9 năm 2017 và Công văn số 5709/BNV-VTLTNN ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai Chỉ thị số 35/CT-TTg;

[...]