Kế hoạch 5455/KH-UBND năm 2013 triển khai nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014 do tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 5455/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2013
Ngày có hiệu lực 11/11/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Ngọc Tam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 5455/KH-UBND

Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀO GIẢNG DẠY TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TỪ NĂM HỌC 2013-2014

Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; căn cứ Công văn số 1710/TTCP-PC ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 5571/BGDĐT-TTr ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch triển khai nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014, như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Đưa nội dung về phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng trong các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và xây dựng thái độ, ý thức tự giác cho học sinh, sinh viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

- Phát huy vai trò xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo, qua đó góp phần tạo ra phong trào sâu rộng nhằm đấu tranh phòng, chống tham nhũng, từng bước hình thành văn hóa chống tham nhũng.

2. Yêu cầu:

- Việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp với từng đối tượng.

- Chương trình, nội dung giáo dục phải gắn với tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, bảo đảm việc giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng những vấn đề lý luận phù hợp, chú trọng việc thực hành kiến thức, kỹ năng được giảng dạy trong các nhà trường.

- Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng phải gắn với việc nâng cao đạo đức xã hội; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên.

- Việc tổ chức giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo được thực hiện theo phương pháp lồng ghép, tích hợp vào các môn học được quy định phù hợp với cấp học, đảm bảo không tăng về số tiết, định mức giảng dạy của giáo viên và lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động ngoại khóa.

II. NỘI DUNG

1. Về nội dung chương trình:

- Đối với cấp trung học phổ thông: Nội dung phòng, chống tham nhũng được tích hợp vào môn Giáo dục công dân với thời lượng là 06 tiết (được phân bổ từ lớp 10 đến lớp 12).

- Đối với trung cấp chuyên nghiệp: Nội dung phòng, chống tham nhũng được giảng dạy 04 tiết trong môn Pháp luật với tổng số tiết của chương trình không thay đổi, trong đó đã chuyển 04 tiết tự chọn (trong số 06 tiết tự chọn) thành 04 tiết bắt buộc và được bổ sung vào phần kiến thức bắt buộc 02 bài học về phòng, chống tham nhũng của chương trình môn học này.

- Đối với cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng không chuyên về luật: Nội dung phòng, chống tham nhũng được tích hợp, lồng ghép vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 05 tiết.

- Đối với các cơ sở đào tạo trình độ đại học, cao đẳng chuyên về luật: Nội dung phòng, chống tham nhũng được tích hợp, lồng ghép vào môn Luật Hành chính, Luật Hình sự hoặc môn học khác phù hợp với thời lượng 15 tiết, trong đó có 05 tiết tự nghiên cứu.

- Chương trình ngoại khóa: Các cơ sở giáo dục, đào tạo lựa chọn đưa nội dung phòng, chống tham nhũng tích hợp vào các hoạt động ngoại khóa phù hợp đặc thù của cấp học với các hình thức, cụ thể như: Báo cáo chuyên đề, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuần lễ sinh hoạt đầu năm học, xây dựng chuyên mục về phòng, chống tham nhũng trên website của nhà trường,... Kết hợp nội dung phòng, chống tham nhũng với việc thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (Đề án 1928).

2. Về giáo trình và tài liệu:

- Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng của từng cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam biên tập và phát hành.

- Tài liệu giảng dạy về phòng, chống tham nhũng dùng cho các cấp học và các nội dung có liên quan đăng tải trên trang thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tài liệu tham khảo về phòng, chống tham nhũng dùng cho các cấp học do địa phương biên soạn và cung cấp.

3. Về giáo viên, giảng viên:

Giáo viên, giảng viên giảng dạy về phòng, chống tham nhũng trong nhà trường phải có đủ phẩm chất, năng lực và tham dự chương trình tập huấn giáo viên cốt cán do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức trong năm 2011 và năm 2012; hoặc đã được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nội dung phòng, chống tham nhũng do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức từ năm học 2013-2014.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thanh tra tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp triển khai tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên; tài liệu tham khảo, tuyên truyền (sách đọc thêm, băng đĩa truyền thanh, truyền hình) về phòng, chống tham nhũng cho học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ