ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 538/KH-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 21 tháng 10 năm 2015
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1635/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG SỐ 1799-CTR/TU CỦA TỈNH ỦY HÀ TĨNH VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ
THỊ SỐ 47-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG
TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
Thực hiện Quyết định số 1635/QĐ-TTg
ngày 22/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 1799-CTr/TU
ngày 22/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy triển khai thực hiện Chỉ thị số
47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (PCCC),
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện,
nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán
triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47-CT/TW
ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
PCCC (gọi tắt là Chỉ thị số 47-CT/TW); Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015
của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số
47-CT/TW (gọi tắt là Quyết định số 1635/QĐ-TTg), Chương trình hành động số
1799-CTr/TU ngày 22/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số
47-CT/TW (gọi tắt là Chương trình hành động số
1799-CTr/TU) nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), góp phần phát triển kinh tế
- xã hội.
2. Nâng
cao nhận thức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình về vị trí, vai trò, tầm quan trọng
của công tác PCCC; đẩy mạnh xã hội hóa công tác PCCC và CNCH; xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH sâu rộng, tạo được ý thức, trách nhiệm
và huy động các cấp, các ngành, toàn thể Nhân dân tích cực tham gia PCCC và
CNCH, hạn chế cháy nổ, thiệt hại do cháy nổ gây ra.
3. Nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC, xây dựng lực lượng
Cảnh sát PCCC chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
4. Các sở,
ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp phải xác định công tác PCCC và CNCH là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị, địa phương;
lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 47-CT/TW, Quyết định số 1635/QĐ-TTg, Chương trình hành động số 1799-CTr/TU.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Nâng cao vai
trò, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác PCCC và CNCH
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các cấp, các cơ quan, tổ chức tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp PCCC, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy, nổ và thiệt hại
do cháy, nổ gây ra; yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện,
tích cực vận động gia đình và người thân chấp hành nghiêm túc các quy định về
an toàn PCCC.
- Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền,
cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra
cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong
phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.
- Đưa việc chấp hành các quy định của
pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của các tổ chức,
cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Đẩy mạnh công
tác tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC và CNCH
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố, thị xã có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội
dung Chỉ thị số 47-CT/TW, Quyết định
số 1635/QĐ-TTg, Chương trình hành động số 1799-CTr/TU và các quy định của pháp luật về PCCC gắn với tuyên truyền
hiểm họa do cháy, nổ gây ra đến tận các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức, người lao động, hộ gia đình và toàn thể Nhân dân trong phạm
vi lãnh đạo, quản lý của mình với hình thức, nội dung phù
hợp với từng đối tượng.
- Công an tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp và các
cơ quan liên quan biên soạn tài liệu tập huấn, tuyên truyền pháp luật, nghiệp vụ
về PCCC; tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ và Nhân dân; tổ chức
ký cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở sản xuất,
khu dân cư;
+ Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương
trình phổ biến kiến thức và kỹ năng về
PCCC lồng ghép vào chương trình học tập, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường
và cơ sở giáo dục phù hợp với từng ngành học, cấp học;
+ Chủ trì, phối
hợp Sở Thông tin - Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các tin bài, phóng sự, video clip hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp PCCC và thoát nạn khi có sự cố
cháy, nổ xảy ra.
- Sở Thông tin - Truyền thông phối hợp,
chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí địa phương và Trung
ương đóng trên địa bàn mở các chuyên trang, chuyên mục
tuyên truyền về PCCC và CNCH; biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt,
các cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến và phê phán các hành vi thiếu trách
nhiệm, các vi phạm nghiêm trọng pháp luật về PCCC và CNCH của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân để giáo dục, phòng ngừa chung.
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình cấp huyện tăng thời lượng đưa
tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC và CNCH; ưu tiên vào
các buổi tối.
- Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC với
các tổ chức, hộ gia đình cá nhân nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân đối với công tác PCCC.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH bằng nhiều hình
thức, nội dung phù hợp cho các đoàn viên, hội viên. Đưa nội dung tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH vào nội dung sinh hoạt
định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên và đưa vào các tiêu chí để bình xét
thi đua.
3. Xây dựng phong
trào toàn dân tham gia công tác PCCC và CNCH
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND
các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Ủy ban MTTQ và
các đoàn thể đẩy mạnh phát triển phong trào toàn dân tham gia công tác PCCC và
CNCH gắn với xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” và
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” với phương châm bốn tại chỗ (lực lượng,
phương tiện, chỉ huy và hậu cần tại chỗ), nòng cốt là lực lượng dân phòng, lực
lượng PCCC cơ sở và chuyên ngành. Triển khai và nhân rộng mô hình “Cụm doanh
nghiệp an toàn phòng cháy, chữa cháy”, “Cụm dân cư an toàn phòng cháy, chữa
cháy”, “Tuyến phố an toàn phòng cháy, chữa cháy” trên địa bàn toàn tỉnh theo hướng
tự nguyện, tự phòng, tự quản theo cụm dân cư, cụm doanh nghiệp. Chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường tuyên truyền, vận động khuyến khích người dân tình nguyện tham gia công tác PCCC và CNCH, thành lập các đội dân phòng ở
khu dân cư (phấn đấu đến năm 2019 đạt tỷ lệ 100% đơn vị cấp
xã có đội dân phòng).
- Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh và các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất
chế độ, chính sách thỏa đáng đối với những người bị thương, hy sinh hoặc thiệt
hại về tài sản khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; kịp thời động viên,
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
UBND các cấp và các cơ quan, doanh nghiệp, trường học... kiện toàn, chỉ đạo kiện toàn, củng cố lực lượng dân phòng, PCCC
cơ sở và chuyên ngành. Thường xuyên tổ chức huấn luyện,
nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác chữa cháy; đầu tư trang
bị phương tiện, chăm lo chế độ, chính sách cho lực lượng trực tiếp làm công tác
này. Tăng cường công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu, tổ
chức phối hợp chữa cháy kịp thời có hiệu quả. Tổ chức tốt các hoạt
động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (ngày 4/10), Tuần lễ Quốc
gia về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ hàng năm.
4. Nâng cao hiệu
lực quản lý Nhà nước về PCCC
- Công an tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp rà
soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về PCCC, chủ động đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực PCCC đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo hành lang
pháp lý về công tác PCCC và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan tổ chức điều tra, thống kê, phân loại các cơ sở; nâng cao chất lượng
công tác thẩm duyệt, nghiệm thu, thanh tra, kiểm tra về PCCC; chấn chỉnh, hướng
dẫn khắc phục các điều kiện an toàn PCCC, nhất là đối với các loại hình kinh doanh, sản xuất, sử dụng điện,
xăng dầu, hóa chất, khí hóa lỏng, nhà cao tầng, khu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu
thị, bệnh viện, bến cảng, nơi tập trung đông người, cơ sở
có yếu tố người nước ngoài và các công trình trọng điểm, mặt
hàng sản xuất, kinh doanh khác có nguy cơ cháy, nổ cao.
+ Điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm quy định về PCCC theo quy định của
pháp luật, đặc biệt là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng
có dấu hiệu tội phạm và những vụ cháy, nổ gây thiệt hại lớn
về người và tài sản do thiếu trách nhiệm; kiên quyết tạm đình chỉ hoặc đình chỉ
hoạt động những cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về
PCCC. Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND
tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ PCCC; thực tập các phương án chữa cháy có huy động
nhiều lực lượng và phương tiện tham gia với quy mô cấp tỉnh,
trước mắt năm 2016 diễn tập 01 phương án và tiếp tục chỉ đạo thực hiện trong những năm tiếp theo.
+ Chủ trì, phối hợp với các ngành
liên quan hướng dẫn xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo PCCC các cấp; quy chế phối hợp giữa các lực lượng: dân phòng, bảo vệ
dân phố, dân quân tự vệ trong PCCC và CNCH trên địa bàn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn chủ trì, phối hợp Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm
tra, đôn đốc các huyện, thị xã và chủ rừng triển khai thực hiện tốt phương án bảo
vệ và PCCC rừng. Tăng cường lực lượng bảo vệ, tuần tra, kiểm soát, kiên quyết
không cho những đối tượng không phận sự vào trong rừng nhất là thời gian nắng nóng, khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao; củng cố lực lượng,
phương tiện PCCC rừng đảm bảo ngăn chặn và xử lý kịp thời
các tình huống cháy rừng xảy ra. Tổ chức thực hiện Đề án nâng cao năng lực PCCC
rừng giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 1938/QĐ-TTg
ngày 28/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các
ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy hoạch chiến
lược PCCC, nhất là đối với các địa bàn, công trình trọng điểm quốc gia, khu đô thị, các khu công nghiệp, thương mại... có nguy cơ cháy,
nổ cao. Từng bước thực hiện đồng bộ quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương gắn với
quy hoạch hệ thống hạ tầng bảo đảm cho công tác PCCC và
CNCH theo quy định của pháp luật. Có phương án chuyển khu công nghiệp, làng nghề
không bảo đảm điều kiện an toàn về PCCC, các cơ sở sử dụng
dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu hoặc đã sử dụng nhiều năm gây ô nhiễm
môi trường và mất an toàn PCCC, các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao như sản xuất,
chế biến gỗ, sang chiết gas, xăng dầu, hóa chất... ra khỏi
khu dân cư, trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện.
- Các sở, ban,
ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các cấp
thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành; theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp
đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra công tác PCCC đối với các đơn vị, địa
phương thuộc quyền quản lý.
5. Nâng cao hiệu
quả công tác cứu nạn, cứu hộ của lực Iượng PCCC
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh,
UBND các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg, ngày
15/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của UBND tỉnh.
- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch tổ
chức tập huấn, diễn tập, thực tập các phương án, tình huống CNCH
có huy động nhiều lực lượng tham gia; kế hoạch điều động lực
lượng, phương tiện CNCH tham gia chi viện kịp thời, hiệu quả, chủ động đối phó
với các sự cố, tai nạn xảy ra; phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh xây dựng quy chế phối hợp trong
thực hiện nhiệm vụ CNCH.
- Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với các sở,
ban, ngành, UBND các cấp tổ chức thực
hiện tốt các phương án, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn hàng năm.
6. Xây dựng lực
lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy chính quy, chuyên nghiệp, từng bước hiện đại,
nắm vững pháp luật, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ
- Công an tỉnh:
+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan tiếp tục thực hiện, tham mưu thực hiện có
hiệu quả Quyết định số 1110/2012/QĐ-TTg, ngày 17/8/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số
173/KH-UBND ngày 21/5/2012 của UBND tỉnh; Đề án số 15/ĐA-CAT(PC23) ngày 14/4/2009 của Công an tỉnh về quy hoạch
tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC Công
an Hà Tĩnh đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm
2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong năm 2016, xây dựng đề án thành lập bổ
sung đội PCCC và CNCH tại Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Đội Cứu nạn và
cứu hộ chuyên nghiệp, Trung tâm kiểm định phương tiện chữa cháy trình UBND tỉnh, Bộ Công an phê duyệt. Chủ động tham mưu UBND tỉnh xây dựng quy hoạch,
đề xuất Bộ Công an triển khai thành lập Cảnh sát PCCC tỉnh Hà Tĩnh trong năm
2016, đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị, phương
tiện, quân số;
+ Hàng năm, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính lập dự trù, bố trí kinh phí cho phát triển nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phục vụ, xây dựng trụ sở làm việc, doanh trại của lực lượng Cảnh
sát PCCC và CNCH đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem
xét, quyết định theo Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng
Chính phủ.
+ Chú trọng công tác tuyển chọn, đào
tạo, huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng PCCC chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp;
xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sỹ PCCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững
pháp luật, giỏi về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, chiến
đấu, sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất
sắc yêu cầu, nhiệm vụ PCCC trong tình hình mới;
+ Chỉ đạo tổ chức bảo quản, bảo dưỡng
các phương tiện chữa cháy và CNCH, không ngừng phát huy hiệu quả của các phương
tiện được trang bị; thực hiện tốt việc thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa
cháy và CNCH.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ
trì, phối hợp với Công an tỉnh, các ngành liên quan, UBND
các huyện, thành phố, thị xã tham mưu UBND tỉnh bố trí quỹ
đất để phục vụ phát triển mạng lưới lực lượng Cảnh sát PCCC; trước mắt trong năm 2016 bố trí đất các điểm tại khu vực Khu kinh tế Cửa khẩu
quốc tế Cầu Treo, khu vực các huyện: Hương Khê, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, Nghi Xuân, tạo cơ sở thành lập Cảnh sát PCCC tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ nhiệm vụ
được giao xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương, đơn vị
(hoàn thành trước ngày 28/11/2015) để tổ chức thực hiện; định kỳ 6 tháng, năm
sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 05/5 (đối với sơ kết 6 tháng) và trước ngày 05/11 (đối với sơ kết năm), qua Công an tỉnh
(Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH, địa chỉ số 497, đường Hà Huy Tập, thành phố Hà
Tĩnh; điện thoại: 039 3888283).
2. Đề nghị
các cấp ủy Đảng, Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể
xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đẩy mạnh các hoạt động tham gia công tác đảm bảo an
toàn PCCC; vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định
của pháp luật về PCCC và phối hợp với cơ quan chức năng
giám sát việc thực hiện.
3. Giao
Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ
quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, năm
tổng hợp kết quả, báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 15/5 (đối với sơ kết 6 tháng) và trước
ngày 15/11 (đối với sơ kết năm) để hoàn thiện báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy và
Bộ Công an theo quy định./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- C66, Bộ Công an (để b/c);
- Đ/c Bí thư, các Đ/c PBT Tỉnh ủy (để b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (để b/c);
- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Lưu VT, NC.
- Gửi:
+ VB giấy: TP không nhận điện tử;
+ VB điện tử: TP còn lại.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Đình Sơn
|