Kế hoạch 533/KH-UBND năm 2016 tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh An Giang 5 năm giai đoạn 2016–2020

Số hiệu 533/KH-UBND
Ngày ban hành 13/10/2016
Ngày có hiệu lực 13/10/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 533/KH-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 10 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

Nhằm tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh 5 năm giai đoạn 2016 – 2020. Nội dung như sau:

Phần thứ Nhất

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CAI NGHIỆN, QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CAI NGHIỆN VÀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện Quyết định số 1001/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015; Quyết định số 19/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2012 – 2015. UBND tỉnh An Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành như: Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2011 thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Kế hoạch hành động số 07/KH-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2011 về phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác tỉnh An Giang giai đoạn 2011 – 2015 và Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2011 về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Với sự chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành Trung ương và sự lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, công tác phòng, chống ma túy nói chung và cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy nói riêng trên địa bàn tỉnh 5 năm qua được triển khai thực hiện đồng bộ, đã đạt được một s kếquả tương đối khả quan như: Công tác tuyên truyn, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy, cai nghiện phục hồi lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội được thực hiện thường xuyên, thiết thực, đúng đối tượng, từ đó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các tng lớp nhân dân, thông qua các buổi tuyên truyền, diễn đàn Công an lắng nghe ý kiến nhân dân đã có nhiều người dân mạnh dạn tham gia phát hiện t giác, đu tranh phòng, chng bài tr tệ nạn ma túy, vận động con em bị nghiện tự nguyện cai nghiện, tham gia điều trị Methadone. Công tác cai nghiện và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện được các ngành chức năng, chính quyền địa phương, các cấp quan tâm tạo điều kiện cho người nghiện được cai nghiện, người sau cai nghiện được hỗ trợ học nghề, giới thiệu tìm việc làm, hỗ trợ vay vốn mua bán làm ăn có thu nhập, ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, được tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, được chuyển gửi điều trị HIV/AIDS, tình trạng người tái nghiện tuy vẫn còn ở mức cao nhưng bước đầu có giảm so với 5 năm giai đoạn 2006 - 2010. Kết quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

1. Kết quả công tác điều trị, cai nghiện, cắt cơn nghiện cho người nghiện ma túy

Trong 5 năm qua (tính đến ngày 12/11/2015), toàn tỉnh đã tổ chức tiếp nhận điều trị, cai nghiện, cắt cơn, giải độc cho 3.353 lượt người nghiện ma túy, so với cùng kỳ giai đoạn 2006 – 2010 tăng 1.819 lượt người, tăng 2,19 lần, cụ thể như sau:

a) Công tác cai nghiện tập trung tại Trung tâm có 1.487 lượt người giảm 163 lượt người, giảm 9,88%, trong đó:

- Cai nghiện bắt buộc: 1.219 lượt người, trong đó: nữ 84 lượt người. So với 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 giảm 187 lượt người, giảm 13,30%.

- Cai nghiện tự nguyện: 268 lượt người, trong đó: nữ 25 lượt người. So với 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 tăng 24 lượt người, tăng 9,84%.

b) Công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng: Toàn tỉnh có 169 người đăng ký cai nghiện, thực tế có 86 người tham gia cai nghiện (trong đó: 53 cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng, 17 cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng, 16 cai nghiện tại gia đình), so với 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 giảm 42 người, giảm 32,81%. Kết quả có 49 người cai nghiện thành công, chiếm 56,98% trong tổng số người tham gia cai nghiện,

c) Công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế: Từ năm 2012 tỉnh An Giang đã thành lập và đưa vào hoạt động 3 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu. Đến cuối năm 2015 có 555 người nghiện đang duy trì điều trị.

d) Thực hiện Đề án tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh theo Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh An Giang, tính đầu năm 2015 đến ngày 12 tháng 11 năm 2015, toàn tỉnh đã tiếp nhận 1.225 lượt người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh để cắt cơn nghiện, giải độc, tư vấn tâm lý. Trong đó, các địa phương đã lập hồ sơ chuyển Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa 110 người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh).

2. Công tác quản lý và hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy

a) Công tác quản lý người sau cai nghiện: Song song với việc lập hồ sơ quản lý người nghiện ma túy, 5 năm qua các địa phương trong tỉnh đã cập nhật danh sách, lập hồ sơ quản lý 1.248 lượt người sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú tại địa phương (tỉnh An Giang chưa triển khai công tác quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy).

b) Công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng: Thông qua công tác quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn bằng nhiều nguồn vốn lồng ghép, qua 5 năm, các ngành, Mặt trận, đoàn thể các địa phương trong tỉnh đã giúp vốn làm ăn cho 186 lượt người sau cai nghiện hoàn lương, với số tiền là 712 triệu đồng, trong đó riêng nguồn vốn dự án STEP đã cho 28 hội viên câu lạc bộ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng các phường thuộc thành phố Long Xuyên (với 32 lượt) vay số tiền 120 triệu đồng; hỗ trợ học nghề cho 298 người, kinh phí hỗ trợ dạy nghề 447 triệu đồng; giới thiệu việc làm cho 762 lượt người, trong đó có 464 lượt người được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, tổ đội bốc vác, làm hồ tại địa bàn, 52 lượt người làm việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài tỉnh.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020

1. Tình hình người nghiện ma túy

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo tỉnh, tính đến thời điểm ngày 15 tháng 11 năm 2015, Công an các địa phương trong tỉnh đã tiến hành rà soát và thống kê được 2.228 người nghiện ma túy, trong số này có 2.081 người hiện có hồ sơ quản lý tại địa phương, cụ thể có: 808 người nghiện ma túy đang tham gia điều trị, cai nghiện, cắt cơn nghiện, giải độc tại cơ sở (chiếm 38,83% số có hồ sơ quản lý), 147 người cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh (131 người cai nghiện bắt buộc, 16 người cai nghiện tự nguyện), 106 người cắt cơn nghiện, giải độc tại Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh và 555 người tham gia điều trị bằng Methadone; số còn lại 1.273 người ở Trại giam, Nhà tạm giữ do Công an quản lý ngoài cộng đồng. So với số liệu cuối năm 2010, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng lên 2,49 lần (2.081/850). Điều đáng lo ngại là đã có 101/156 xã, phường, thị trấn ở 11/11 huyện, thị xã, thành phố có người nghiện ma túy (chiếm 64,74% số xã, phường trong tỉnh và tăng 17 xã so với năm 2010).

Qua đánh giá kết quả hơn một năm triển khai Đề án tiếp nhận người nghiện ma túy vào Cơ sở tiếp nhận đối tượng xã hội tỉnh, đã phản ảnh một số vấn đề sau:

- Số lượng người sử dụng heroin, cần sa và các chất gây nghiện khác đã giảm (chiếm 33,14%, so năm 2014 giảm 18%); số người nghiện ma túy tổng hợp ATS dạng Amphetamine, Methamphetamine, ma túy đá có chiều hướng gia tăng đáng kể (chiếm 66%, so năm 2014 tăng 17,68%).

- Hình thức sử dụng và độ tuổi người sử dụng ma túy cũng đã thay đổi, hầu hết số người nghiện sử dụng loại ma túy tổng hợp bằng hình thức là hút, uống; tình trạng tiêm chích có giảm nhưng vẫn còn chiếm ở mức cao trên 30%, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác. Độ tuổi người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa (nhóm tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm 77, 40%, tăng 24% so với năm 2014) và đang có xu hướng tăng đáng báo động .

- Đa số người nghiện ma túy có trình độ văn hóa thấp, chưa được đào tạo nghề nghiệp, không có việc làm ổn định, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thường gặp các vấn đề về sức khỏe, không được sự quan tâm, chăm sóc của người thân, gia đình, thiếu hoặc không có kỹ năng sống, kỹ năng lao động và các kỹ năng khác để tự làm việc nuôi sống bản thân, đối phó lại các cám dỗ trong xã hội.

2. Dự báo số người nghiện ma túy đến năm 2020

Tỉnh An Giang có đường biên giới dài 100km giáp với 2 tỉnh TaKeo và Kandal thuộc Vương quốc Campuchia, cùng với 2 cửa khẩu quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu quốc gia Khánh Bình tỉnh đang từng bước đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biên mậu nên việc giao thương qua lại giữa hai nước ngày càng đơn giản về thủ tục. Lợi dụng điều này, nhiều đường dây mua bán ma túy hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và diễn biến phức tạp, nhất là các xã, phường, thị trấn ở khu vực giáp ranh. Trong những năm qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện bắt giữ ngày càng nhiều đối tượng vận chuyển, mua bán ma túy tổng hợp (hàng đá) từ Campuchia thẩm lậu vào An Giang với số lượng lớn; đối tượng phạm tội có sự liên kết giữa người Campuchia với người Việt Nam tại biên giới và tại các tỉnh, thành phố khác tạo thành đường dây phạm tội có tổ chức. Trong nội địa, các đối tượng mua bán nhỏ lẻ, tổ chức sử dụng ma túy trái phép không công khai nhưng vẫn còn hoạt động ở một số địa bàn giáp ranh, khu dân cư phức tạp khó kiểm soát. Đáng chú ý, các đối tượng vừa nghiện ma túy vừa nhiễm HIV/AIDS rất liều lĩnh, chúng vừa mua ma túy để sử dụng, vừa bán lại cho các đối tượng nghiện khác trong nhóm để kiếm lời, địa bàn hoạt động không cố định nên gây không ít khó khăn cho công tác đấu tranh triệt phá.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ