Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng; chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021- 2025” do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 05/03/2021
Ngày có hiệu lực 05/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM XÂM HẠI TRẺ EM VÀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, VI PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
(GIAI ĐOẠN 2021-2025)

Thực hiện Kế hoạch số 506/KH-BCA-C02 ngày 15/12/2020 của Bộ Công an, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch “Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng; chống tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ th như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu, yêu cầu

(1) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ về công tác bảo vệ và phòng, chống xâm hại trẻ em; xây dựng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu cụ thể và có cơ chế giám sát thực hiện công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật (VPPL) liên quan đến người dưới 18 tuổi; xác định các nhiệm vụ trọng tâm hằng năm, bố trí nguồn lực thực hiện nhằm kiềm chế, làm giảm nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm này. Nhiệm vụ trọng tâm:

- Xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu yêu cầu đạt được giai đoạn 2021-2025.

- Tăng cường công tác phối hợp, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

- Lấy công tác phòng ngừa là căn bản để kiềm chế, giảm bền vững, giảm sâu các vụ việc xâm hại trẻ em, tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

- Kiên quyết xử lý các hành vi VPPL, tội phạm xâm hại người dưới 18; sử dụng hiệu quả Phòng điều tra thân thiện, chấp hành nghiêm công tác điều tra thân thiện trong các vụ việc có người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng.

- Rà soát, tham mưu lãnh đạo UBND Thành phố, các bộ, ban, ngành kiến nghị sửa đổi các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em, người dưới 18 tuổi phù hợp với thực tiễn.

- Nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách, phối hợp vi cán bộ làm công tác xã hội đxây dựng các mô hình phòng ngừa xâm hại trẻ em tại cơ sở, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm trẻ em, người dưới 18 tui có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật nhằm phát huy sức mạnh cộng đồng, giảm thiểu nguyên nhân hành vi xâm hại trẻ em, tái hòa nhập cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại.

(2) Tăng cưng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an nhân dân, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

(3) Tăng cường phối hợp liên ngành triển khai giải pháp thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của các bộ, ban, ngành và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong công tác bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

(4) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi nhằm nêu cao tinh thần tự giác trong nhân dân đặc biệt là trẻ em, người dưới 18 tuổi tự phòng ngừa, tố giác tội phạm.

2. Chỉ tiêu

(1) Công tác phòng ngừa xã hội gắn với đảm bảo các điều kiện, cơ chế bảo vệ quyền lợi, chống mọi hành vi xâm hại người dưới 18 tuổi là giải pháp mang tính trọng tâm, đột phá giai đoạn 2021-2025, kiềm chế làm giảm các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm.

(2) Thường xuyên đánh giá, rà soát khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong hệ thống pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành để kiến nghị, đề xuất giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

(3) Đảm bảo 100% các tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ việc xâm hại trẻ em được tiếp nhận phân loại xử lý; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 95% và 100% các vụ có dấu hiệu tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm liên quan đến người dưới 18 tui được khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật; kiềm chế kéo giảm từ 5% đến 7% tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN

Kế hoạch được triển khai thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện

(1) Triển khai nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch số 506/KH-BCA-C02 ngày 15/12/2020 của Cục C02 - Bộ Công an “Phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và phòng, chng tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi giai đoạn 2021-2025”; tăng cường các biện pháp phòng ngừa xã hội, chú trọng đi mới các hình thức tuyên truyền đnâng cao nhận thức cho ngưi dân, xây dựng các mô hình đin hình tiên tiến tại cơ sở nhằm huy động lực lượng tại chỗ trong công tác phòng, chống loại tội phạm này.

(2) Trên cơ sở thành viên Ban Chỉ đạo do Bộ Công an ban hành, thành phố Hà Nội sẽ kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng quy chế làm việc, định kỳ tng hợp xây dựng báo cáo kết quả thực hiện theo quý, 06 tháng, 01 năm và đột xuất theo yêu cầu.

(3) Nắm chắc tình hình, diễn biến các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm và VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi; kịp thời tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo, áp dụng đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng ngừa, đấu tranh loại tội phạm này để ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả.

(4) Đổi mới phương pháp, biện pháp tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho gia đình, nhà trường, tổ chức quần chúng, tchức xã hội. Công an cơ sở và cơ quan quản lý giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp phòng, chống tội phạm tại các trường học, đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, chống các hành vi bạo lực học đường, tệ nạn xã hội và xâm hại tình dục trẻ em.

(5) Chỉ đạo lực lượng Công an áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố về tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, VPPL liên quan đến người dưới 18 tuổi đúng quy định. Khẩn trương tổ chức điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Tăng cường bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; kịp thời đưa nạn nhân đi giám định hoặc phối hợp với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ.

[...]