Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Nghị quyết 58/NQ-CP về Chương hình hành động thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 02/06/2020
Ngày có hiệu lực 02/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Đặng Trọng Thăng
Lĩnh vực Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Thái Bình, ngày 02 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 58/NQ-CP NGÀY 27/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 50-NQ/TW, NGÀY 20/08/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HỢP TÁC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐẾN NĂM 2030.

Ngày 20/08/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 50-NQ/TW); ngày 27/4/2020 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về Chương hình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ); ngày 15/4/2020; Tỉnh ủy Thái Bình đã ban hành Kế hoạch số 229-KH/TU ngày 15/4/2020 thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 229-KH/TU của Tỉnh ủy), với mục tiêu chính: Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài phù hợp với xu hướng phát triển, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với các cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao. Chủ động, thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có suất đầu tư lớn, có giá trị gia tăng cao, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đa dạng hóa hình thức đầu tư phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế

Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Kế hoạch số 229-KH/TU ngày 15/4/2020 của Tỉnh ủy Thái Bình về thực hiện Nghị quyết 50-NQ/TW khóa XII; căn cứ các nội dung Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ với những nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Xác định tầm quan trọng của các doanh nghiệp, dự án có vốn đầu tư nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng các chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tạo bước phát triển đột phá về kinh tế. Góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp an toàn, công nghiệp công nghệ cao, đưa Thái Bình phát triển vững chắc, toàn diện.

- Thu hút đầu tư nước ngoài phải có chọn lọc theo hướng phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, suất đầu tư cao góp phần nâng cao giá trị gia tăng, kết nối chuỗi sản xuất công nghiệp phụ trợ. Tập trung thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, gắn phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường; xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về hạ tầng, nguồn nhân lực và các điều kiện thực tế của địa phương; gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phát triển bền vững và ổn định.

II. NỘI DUNG

1. Mục tiêu.

1.1. Mục tiêu tổng quát

Hoàn thiện thể chế, chính sách hợp tác đầu tư nước ngoài có tính cạnh tranh cao, hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, bảo vệ môi trường, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Khắc phục căn bản những hạn chế, bất cập đang tồn tại trong xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách hợp tác về đầu tư nước ngoài. Phấn đấu chỉ số cạnh tranh (PCI) của tỉnh trong những năm tới nằm ở nhóm khá trong các tỉnh, thành phố.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt một số mục tiêu định hướng chủ yếu như sau:

- Vốn đăng ký giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 1.344 triệu USD trở lên; giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 1.706 triệu USD trở lên.

- Vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 1.000 triệu USD; giai đoạn 2026 - 2030 đạt khoảng 1.194 triệu USD.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động đạt mức 80% vào năm 2025 và đạt mức 85% vào năm 2030.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

2.1. Đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy, thống nhất trong thu hút đầu tư nước ngoài.

- Phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Kế hoạch số 229-KH/TU ngày 15/4/2020 của Tỉnh ủy Thái Bình về thực hiện Nghị quyết số 50-NQ/TW khóa XII, Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ tới từng cán bộ, đảng viên, các cá nhân và tổ chức về việc thu hút, quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

- Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý nhà nước về đầu tư, đủ mạnh về số lượng, chất lượng. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư; đặc biệt là thực hiện nghiêm các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đầu tư đối với các dự án đầu tư thực hiện chậm tiến độ, sai mục tiêu đầu tư.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế; tập trung huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp, nhất là khu công nghiệp trong Khu kinh tế Thái Bình; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có tiềm lực, đón "làn sóng" đầu tư sau khi các Hiệp định mà nước ta đã ký kết như: FTA, EVFTA, IPA, CPTPP, đặc biệt là đẩy mạnh thu hút làn sóng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19.

- Chủ động thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu. Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có suất đầu tư lớn, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

2.2. Tăng cường ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế

Tập trung giữ vững ổn định xã hội; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường; tạo môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần tích cực vào tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ngay tại địa phương; tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

2.3. Hoàn thiện thể chế, chính sách chung về đầu tư nước ngoài

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và đơn vị liên quan:

+ Rà soát toàn bộ các quy định, cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách (trong đó có đầu tư nước ngoài) của tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

[...]