Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2022 thực hiện Quyết định 1944/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 50/KH-UBND
Ngày ban hành 25/01/2022
Ngày có hiệu lực 25/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 50/KH-UBND

An Giang, ngày 25 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1944/QĐ-TTG NGÀY 18/11/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TW NGÀY 16/8/2021 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW NGÀY 22/10/2010 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA X) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM TRONG TÌNH HÌNH MỚI VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu, yêu cầu chung

a) Triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, văn bản chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Tỉnh ủy về công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; trong đó, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cấp, từng ngành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Trước mắt, phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, không để gia tăng do tác động của dịch bệnh Covid-19.

b) Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng, chống tội phạm; củng cố, nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm. Các thành viên của Ban Chỉ đạo PCTP, HIV/AIDS, TNXH và XDPTTDBV ANTQ (viết tắt là Ban Chỉ đạo) các cấp và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch, xác định rõ trách nhiệm, tập trung chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, thiết thực và hiệu quả.

2. Mục tiêu, yêu cầu cụ thể

a) Chủ động phòng ngừa, tiếp tục làm giảm tội phạm, năm sau giảm so với năm trước; giảm tỷ lệ tái phạm tội; giảm ít nhất 5% các tội phạm xâm hại trẻ em so với giai đoạn 2016 - 2020. Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm hằng năm đạt trên 75%; các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số vụ án khởi tố. Bắt giữ, vận động đầu thú 30% số đối tượng truy nã hiện có và phấn đấu bắt 50% số đối tượng truy nã phát sinh.

b) Bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%. Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố, bảo đảm truy tố bị can đúng tội đạt trên 95%. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%. Tăng cường các biện pháp phòng, chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

c) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng, tiêu cực, nâng tỷ lệ giải quyết và kết thúc điều tra các vụ án tham nhũng năm sau cao hơn năm trước; nâng tỷ lệ thu hồi, kê biên, phong tỏa tài sản bị chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng đạt trên 60%; bảo đảm 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đều được chuyển ngay đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

d) Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công hằng năm đạt từ 60% trở lên; 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.

đ) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội và an ninh, trật tự, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành, hợp tác quốc tế, ứng dụng khoa học công nghệ và huy động các nguồn lực phục vụ phòng, chống tội phạm.

e) Kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đi vào thực chất; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật đảm bảo năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm

a) Tổ chức quán triệt, thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16/8/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; gắn kết chặt chẽ giữa phòng, chống tội phạm với triển khai hiệu quả các giải pháp về phòng, chống dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên và lâu dài; thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm.

b) Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên; sự chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội; trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Củng cố, hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức trong công tác phòng, chống tội phạm.

c) Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng sở, ngành, địa phương; lồng ghép với việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh ở địa phương.

d) Củng cố, kiện toàn các Ban Chỉ đạo có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm từ tỉnh đến địa phương bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, gắn với trách nhiệm quản lý từng địa bàn, lĩnh vực.

đ) Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm xảy ra phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để gây bức xúc trong Nhân dân.

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách trong công tác phòng, chống tội phạm, luôn nỗ lực hành động vì mục đích chung theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 14-KL/TW ngày 22/9/2021.

e) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện; định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi lên trong công tác phòng, chống tội phạm.

2. Chủ động phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ; phòng ngừa từ sớm, từ xa, từ cơ sở là chính, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm nhằm giảm bền vững các loại tội phạm và giảm tỷ lệ phạm tội lần đầu

a) Tổ chức giải quyết tốt những vấn đề về an sinh xã hội, an dân, có giải pháp cụ thể ổn định và nâng cao đời sống Nhân dân, đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng bị tác động, ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19; các vấn đề xã hội trong và sau dịch bệnh là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm (như: vấn đề việc làm, thu nhập, dịch chuyển dân cư và người lao động...).

b) Phát huy vai trò các tổ hòa giải, các tổ chức chính trị - xã hội kịp thời phát hiện, giải quyết các mâu thuẫn, xung đột xã hội, nhất là liên quan đến vấn đề đất đai, môi trường, thực hiện chế độ chính sách, quan hệ lao động, không để phát sinh vụ việc phức tạp, hình thành “điểm nóng” về an ninh, trật tự; xây dựng “thế trận lòng dân”.

c) Tổ chức rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh để trục lợi, vi phạm pháp luật.

d) Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp và người dân tham gia phòng ngừa tội phạm, huy động sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống tội phạm.

[...]