Kế hoạch 49/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2021

Số hiệu 49/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2021
Ngày có hiệu lực 01/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 2316/QĐ-UBND ngày 05/6/2020 của UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025. Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2020, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tu chung:

- Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và nâng cao năng lực các doanh nghiệp CNHT của Hà Nội.

- Tập trung phát triển các lĩnh vực CNHT dựa trên nhu cầu và lợi thế phát triển của Hà Nội, phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của Hà Nội và cả nước, bao gồm 03 lĩnh vực chủ chốt là: sản xuất linh kiện phụ tùng, CNHT phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao và CNHT cho ngành dệt may - da giày.

- Đẩy mạnh sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực CNHT nhằm gia tăng số lượng và chất lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT.

- Nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp CNHT tại Hà Nội

2. Mục tiêu cthể năm 2021:

- Có khoảng 900 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNHT tại Hà Nội. Trong đó, có khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của CNHT chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Hà Nội; chỉ số phát triển công nghiệp lĩnh vực CNHT hàng năm tăng trên 11%.

II. NỘI DUNG

1. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CNHT.

- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp CNHT: Thuê chuyên gia tư vấn trực tiếp, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp CNHT thuộc các ngành nghề, lĩnh vực, mặt hàng sản xuất thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển (thực hiện theo quy định tại Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển CNHT).

- Tổ chức Hội chợ, hội thảo, tuyên truyền về CNHT Hà Nội năm 2021:

+ Tổ chức Hội chợ có quy mô khoảng 250 gian hàng của các doanh nghiệp CNHT Hà Nội và trong nước, các doanh nghiệp Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông - Trung Quốc, Thái Lan,...

+ Tổ chức Hội thảo: Hội thảo phát triển CNHT, thu hút khoảng 200 đại biểu là đại diện các Bộ, ngành, lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp, các chuyên gia về CNHT trong và ngoài nước.

+ Tuyên truyền, quảng bá hoạt động CNHT của Hà Nội: Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội, trong đó tập trung vào Đài truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Báo Công Thương, ...

2. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.

Tổ chức tập huấn cho các cán bộ, lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp CNHT Hà Nội các nội dung: Quản trị doanh nghiệp; Quản trị sản xuất; Phổ biến, cung cấp thông tin về các chính sách, thị trường và năng lực các ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và nước ngoài. Giảng viên là các chuyên gia hàng đầu đến từ các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, Bộ Công Thương, các Tập đoàn và doanh nghiệp lớn.

3. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.

- Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất mới, tiên tiến và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm CNHT.

- Thuê chuyên gia trong nước hỗ trợ, tư vấn trực tiếp cho các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm...

- Hỗ trợ các doanh nghiệp CNHT hoàn thiện, đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

4. Xây dựng và công bố thông tin về CNHT hàng năm.

- Thu thập cập nhật cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp CNHT Hà Nội. Biên soạn, in ấn, phát hành cuốn cẩm nang về CNHT thành phố Hà Nội năm 2021 và gửi các đơn vị liên quan,

[...]