Nghị quyết 341/NQ-HĐND năm 2020 về thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 341/NQ-HĐND
Ngày ban hành 22/12/2020
Ngày có hiệu lực 22/12/2020
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Trần Quốc Toản
Lĩnh vực Thương mại

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/NQ-HĐND

Hưng Yên, ngày 22 tháng 12 năm 2020

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH HƯNGYÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI LĂM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Hưng Yên;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 về phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020; số 1556/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2012 về trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp thế giới; số 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013 về phê duyệt Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao; số 879/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; số 880/QĐ-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2014 về phê duyệt Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển; số 2146/QĐ-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2014 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 về phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 9082/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khoá XVIII về Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;

Thực hiện Văn bản số 983-CV/VPTU ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Văn phòng Tỉnh ủy về việc Thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 184/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2020 của UBND tỉnh về Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 679/BC-KTNS ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành công nghiệp trong nước; đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ sẽ từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

2.1. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo

- Đến năm 2025 sản xuất khuôn mẫu, dập, đúc, đồ gá, gia công chính xác, chi tiết máy các loại và linh kiện, thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp đạt sản lượng từ 500-600 nghìn sản phẩm các loại; thép chế tạo đạt khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm các loại.

- Đến năm 2030 sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt khoảng 1.000-1.200 nghìn sản phẩm và thép chế tạo đạt khoảng 250-300 tấn sản phẩm các loại.

2.2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành thiết bị điện, điện tử

- Đến năm 2025 sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch điện tử đạt sản lượng khoảng từ 12-15 triệu sản phẩm các loại. Đối với vật liệu điện tử, linh kiện nhựa, cao su, chi tiết cơ - điện tử các loại đạt sản lượng khoảng 70-85 nghìn tấn sản phẩm. Sản xuất pin cho máy tính và thiết bị di động đạt 01-1,2 triệu Kwh.

- Đến năm 2030 sản xuất linh kiện điện tử, vi mạch điện tử đạt sản lượng khoảng từ 19-21 triệu sản phẩm các loại. Đối với vật liệu điện tử, linh kiện nhựa, cao su, chi tiết cơ - điện tử các loại đạt sản lượng khoảng 110-125 nghìn tấn sản phẩm. Sản xuất pin cho máy tính và thiết bị di động đạt khoảng 1,5-1,7 triệu Kwh.

2.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may

- Đến năm 2025 sản xuất xơ, sợi các loại đạt 30-40 nghìn tấn; vải dệt các loại đạt khoảng 65-70 triệu m2; chỉ thêu các loại đạt sản lượng khoảng 20-21 nghìn tấn; các sản phẩm cúc dập, khuy séc, nhãn mác, bao bì, giặt mài công nghiệp, vải bạt, dệt nhựa... đạt khoảng 100-150 triệu sản phẩm các loại.

- Đến năm 2030, sản xuất xơ, sợi đạt khoảng 55-60 nghìn tấn; vải dệt các loại đạt khoảng 100-115 triệu m2; chỉ, thêu các loại đạt sản lượng 28-30 nghìn tấn; các sản phẩm cúc dập, khuy séc, nhãn mác, bao bì, giặt mài công nghiệp, vải bạt, dệt nhựa... đạt khoảng 230-235 triệu sản phẩm các loại.

2.4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy

[...]