Quyết định 1259/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 1259/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Nguyễn Hùng Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1259/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ-TW ngày 23/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp htrợ;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;

Căn cứ Quyết định số 9082/QĐ-BCT ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

Căn cứ Công văn số 983 - CV/VPTU ngày 28/9/2020 của Văn phòng Tỉnh ủy thông báo ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ban hành Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 341/NQ-HĐND ngày 22/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 648/TTr-SCT ngày 05/5/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.1 Quan điểm phát triển

- Ưu tiên phát triển các dự án công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp nhằm góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Xác định phát triển CNHT là một trong những nội dung quan trọng trong việc tái cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh do vậy cần tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các công trình giao thông; kết nối cung cầu và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh ngành CNHT của tỉnh.

- Căn cứ tiềm năng, lợi thế của tỉnh, xác định, lựa chọn một số lĩnh vực CNHT có khả năng phát triển tốt để ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển; gắn phát triển CNHT với mục tiêu nội địa hoá các sản phẩm công nghiệp của đất nước.

- Tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm CNHT, đồng thời xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết doanh nghiệp sản xuất CNHT với các nhà sản xuất sản phẩm cuối cùng để từng bước đưa ngành CNHT của tỉnh tham gia vào chuỗi cung ứng và chui giá trị toàn cầu.

- Không thu hút đầu tư các dự án CNHT có công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều hóa chất, năng lượng, đồng thời từng bước hiện đại hóa, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đảm bảo sản xuất thân thiện môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn về xả thải, hướng tới phát triển bền vững.

1.2. Mục tiêu phát triển

1.2.1. Mục tiêu chung

Đến năm 2025, CNHT sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành công nghiệp trong nước; đến năm 2030, CNHT sẽ từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Lĩnh vực cơ khí chế tạo

- Đến năm 2025, sản xuất khuôn mẫu, dập, đúc, đồ gá, gia công chính xác, chi tiết máy các loại và linh kiện, thiết bị máy động lực và máy nông nghiệp đạt sản lượng từ 500 - 600 nghìn sản phẩm các loại; thép chế tạo đạt khoảng 150 nghìn tấn sản phẩm các loại.

- Đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1.000 - 1.200 nghìn sản phẩm và thép chế tạo đạt 250 - 300 tấn sản phẩm các loại.

[...]