Kế hoạch 48/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã thành phố Đà Nẵng năm 2023

Số hiệu 48/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2023
Ngày có hiệu lực 02/03/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Hồ Kỳ Minh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2023

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2022

1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã (LHHTX)

a) Tình hình phát triển HTX, LHHTX

Ước năm 2022, trên địa bàn thành phố có 138 HTX, LHHTX đang hoạt động, trong đó có 06 HTX thành lập mới. Tổng số vốn điều lệ của các HTX là 347,2 tỷ đồng, thu hút 9.477 thành viên, giải quyết việc làm cho 14.900 lao động.

Tổng doanh thu năm 2022 ước đạt 400 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 9,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người của thành viên và người lao động khoảng 4,5 triệu đồng/tháng.

Có 532 cán bộ quản lý HTX; trong đó, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học là 266 người, cán bộ có trình độ trung cấp và sơ cấp là 266 người.

b) Tình hình phát triển tổ hợp tác (THT)

Đến nay, trên địa bàn thành phố có 274 THT, vốn kinh doanh 40,025 tỷ đồng, thu hút 2.159 thành viên và 4.500 lao động, tổng giá trị tài sản 46,492 tỷ đồng; trong đó, có 61 THT hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 22,27%) và 213 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 77,73%).

2. Đánh giá theo lĩnh vực

a) Về Nông nghiệp: 56 HTX, LHHTX đang hoạt động, trong đó có 04 HTX thành lập mới. Tổng vốn điều lệ 95,13 tỷ đồng, thu hút 7.707 thành viên, giải quyết việc làm cho 12.895 lao động; ngành nghề hoạt động chủ yếu: sản xuất lúa, lúa giống, rau hữu cơ, rau an toàn, trồng nấm, hoa, cây cảnh, sản xuất nước mắm truyền thống Nam Ô, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất, chế biến rong biển, cà phê, đồ khô hải sản,...

b) Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 23 HTX đang hoạt động. Tổng số vốn điều lệ 38,64 tỷ đồng, thu hút 254 thành viên, giải quyết việc làm cho khoảng 945 lao động; ngành nghề hoạt động chủ yếu: sản xuất thủ công mỹ nghệ mây tre đan.

c) Về Thương mại, dịch vụ: có 15 HTX, LHHTX đang hoạt động, vốn điều lệ 67,89 tỷ đồng, thu hút 572 thành viên và 129 lao động.

d) Về Giao thông vận tải: có 44 HTX, vốn điều lệ 145,57 tỷ đồng, thu hút 997 thành viên và 1.169 lao động; ngành nghề hoạt động chủ yếu: vận tải hàng hóa, hành khách và du lịch.

3. Đánh giá tác động của HTX, LHHTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên

KTTT mà nòng cốt là HTX với nhiều hình thức hợp tác đa dạng (HTX, THT, LHHTX,...) dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết và hợp tác rộng rãi những người lao động, hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Các HTX nông nghiệp đã phát huy vai trò là đầu mối cho bà con nông dân trong việc cung ứng đầu vào sản xuất như: cung ứng vật tư, giống cây trồng,...; nông dân tổ chức sản xuất theo hướng hiệu quả theo nhu cầu của thị trường. Các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, ứng dụng sản xuất công nghệ cao, kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Riêng HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ngành nghề hoạt động chủ yếu: sản xuất thủ công mỹ nghệ mây tre đan, ngành này hiện nay đang gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu và thiếu hụt nguồn nhân lực lao động.

4. Một số mô hình hoạt động hiệu quả theo phương thức sản xuất gắn với chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao

Một số gương điển hình, những nhân tố mới trong hoạt động KTTT, HTX, như: các mô hình kinh tế mới ở xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang; mô hình nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững ở Hòa Vang; phát triển, nhân rộng mô hình nuôi cá nước ngọt theo hướng an toàn ở xã nông thôn mới Hòa Khương; mô hình trồng sen ở xã Hòa Nhơn; phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn theo hướng bền vững ở huyện Hòa Vang,...

Một số THT ở lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang có các sản phẩm đặc trưng, có tiềm năng, lợi thế, cần có sự hỗ trợ để phát triển thành các mô hình HTX kiểu mới bền vững, như: THT chuối Thanh Tiêu với 50 hộ sản xuất, đã có 25 hộ tham gia thành viên THT; THT Kiệu Hương với 62 thành viên; THT vùng hoa Dương Sơn với diện tích 4,5 ha có 21 hộ sản xuất, có sản phẩm Bánh khô mè Quang Châu, Bánh tráng (sản phẩm OCOP), bánh ít có 07 hộ sản xuất,... Các THT hiện đang có những hoạt động rất đa dạng, phong phú, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ (KTTT)

1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn

Ngày 07/01/2022, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 48/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo Đổi mới, phát triển KTTT, HTX thành phố Đà Nẵng gồm 26 thành viên và do 01 Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

UBND thành phố đã tham gia góp ý dự thảo lần 2 Luật HTX năm 2012; Liên minh HTX thành phố phối hợp với Liên minh HTX Việt nam tổ chức Tọa đàm góp ý Luật HTX bổ sung sửa đổi tại thành phố Đà Nẵng; xây dựng Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT trong giai đoạn mới; thực hiện nhiều lượt tư vấn về thành lập mới các HTX theo Luật HTX năm 2012 và các nội dung về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT cho các HTX.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ