Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Kế hoạch 4798/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới" trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 4798/KH-UBND
Ngày ban hành 01/08/2022
Ngày có hiệu lực 01/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Ngọc Tam
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4798/KH-UBND

Bến Tre, ngày 01 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “CẢ NƯỚC CHUNG SỨC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Chỉ thị số 01-CT/TU ngày 17/10/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát động phong trào thi đua “Đồng Khởi mới” giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động sổ 09-CTr/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 21/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre năm 2021 - 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 2057/KH-UBND ngày 16/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bến Tre giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh Bến Tre, giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Phong trào thi đua), với các nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện Phong trào thi đua nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và vận động các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động, trách nhiệm, tích cực tham gia thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua đồng bộ, thiết thực, hiệu quả; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2016 - 2020; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2025.

- Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có: Huyện Chợ Lách đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao; thành phố Bến Tre hoàn thành nâng cao chất lượng tiêu chí xã nông thôn mới; 05 huyện gồm Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú, Châu Thành, Bình Đại đạt chuẩn nông thôn mới; có ít nhất 80% xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên; có ít nhất 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và mỗi huyện, thành phố có 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu; đặc biệt xây dựng 02 xã thí điểm là Phú Lễ (huyện Ba Tri), Giao Long (huyện Châu Thành) vừa đạt tiêu chí nông thôn mới theo bộ tiêu chí của Trung ương quy định vừa gắn với yêu cầu của tỉnh (như khu dân cư tập trung, vùng sản xuất tập trung, nghĩa trang nhân dân...).

(Kèm theo Phụ lục Lộ trình thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025).

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và hoạt động của các cụm, khối thi đua từ nay đến năm 2025.

- Nội dung, hình thức tổ chức Phong trào thi đua phải phong phú, thiết thực, phù hợp với thực tiễn ở từng địa phương, cơ sở; gắn triển khai Phong trào thi đua với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện; phát huy được nhiều sáng kiến, sáng tạo và các nguồn lực trong Nhân dân.

- Việc phát hiện, công nhận, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu phải thực chất, khách quan, kịp thời tạo động lực thúc đẩy Phong trào thi đua, tránh chạy theo thành tích nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA

Để đạt được mục tiêu: “Nông thôn khang trang, xóm ấp văn minh; Nông nghiệp bền vững, sản xuất tập trung; Nông dân tri thức, đời sống sung túc; Quản lý thông minh, dân chủ tiến bộ”, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp tham gia khối thi đua trên địa bàn tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua; tập trung xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

- Tổ chức Phong trào thi đua hàng năm phải có nội dung cụ thể như: Xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị trong xây dựng nông thôn mới cần phải thực hiện hằng năm; những việc làm cụ thể đối với xã được Ban Chỉ đạo tỉnh phân công theo dõi, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới,...

- Các cơ quan tham mưu hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền; tập trung triển khai đồng bộ, có hiệu quả phong trào thi đua Đồng Khởi mới xây dựng nông thôn mới gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đặc biệt, vận động người dân tham gia tích cực “Ngày Chủ nhật nông thôn mới”.

- Gắn kết quả xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ngành, đơn vị; kịp thời tuyên dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có đóng góp tích cực, có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, mô hình mới, cách làm hay để học tập và làm theo.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện những chỉ tiêu, tiêu chí xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

- Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất để góp phần xã hội hóa xây dựng nông thôn mới; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gắn với những lợi ích được thụ hưởng khi đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.

- Phấn đấu hoàn thành sớm, có chất lượng các chỉ tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đối với các xã, huyện trong lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới của tỉnh; đối với các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí để đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

[...]