Thứ 7, Ngày 16/11/2024

Kế hoạch 4784/KH-UBND năm 2024 thực hiện Nghị quyết 47/NQ-CP về Chương trình hành động đến năm 2030 thực hiện Kết luận 57-KL/TW về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 4784/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2024
Ngày có hiệu lực 13/06/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Võ Ngọc Hiệp
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4784/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 13 tháng 6 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 47/NQ-CP NGÀY 15/4/2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐẾN NĂM 2030 THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 57-KL/TW NGÀY 15/6/2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 15/4/2024 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2030 thực hiện Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết số 47/NQ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai nhiệm vụ, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Bám sát quan điểm chỉ đạo nêu tại Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị; cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ, giải pháp cần thực hiện phù hợp với tình hình địa phương.

2. Tạo sự thống nhất trong triển khai công tác thông tin đối ngoại giai đoạn mới, nhận thức rõ về vai trò, vị trí công tác thông tin đối ngoại là bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân; gắn việc triển khai công tác thông tin đối ngoại với các mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ phát triển đất nước đề ra tại Nghị quyết XIII của Đảng; trong đó, chú trọng các mục tiêu, giải pháp để góp phần thực hiện thắng lợi Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việc triển khai thực hiện công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu của các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan.

3. Nhiệm vụ và giải pháp về công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới cần hướng tới cách làm mới, sáng tạo. Coi không gian mạng như một không gian mới để làm thông tin đối ngoại; trong đó, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số để đổi mới cách làm thông tin đối ngoại, tạo hiệu quả đột phá.

4. Công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn tới cần đo được kết quả rõ ràng hơn, góp phần thúc đẩy gia tăng thứ hạng quốc gia tại các bảng xếp hạng có uy tín trên thế giới, phù hợp với lợi ích của Việt Nam nhằm củng cố, nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới nói chung cũng như vị thế, hình ảnh của Lâm Đồng nói riêng.

5. Tăng cường tính chủ động, phối hợp trong công tác thông tin đối ngoại giữa các sở, ban, ngành, địa phương, phát huy vai trò chủ trì quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại; đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa thông tin đối nội và thông tin đối ngoại; giữa đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân trong hoạt động thông tin đối ngoại.

6. Đảm bảo nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên tăng cường năng lực cho đội ngũ/lực lượng chuyên trách, chủ lực thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại; huy động nguồn lực xã hội hóa trong việc triển khai các hoạt động thông tin đối ngoại; đảm bảo các hoạt động thông tin đối ngoại được triển khai chủ động, đúng định hướng, hiệu quả thiết thực.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến thông tin và triển khai thực hiện Nghị quyết:

a) Nghiên cứu, quán triệt nội dung Kết luận số 57-KL/TW của Bộ Chính trị đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động, người dân, trong đó chú trọng một số điểm mới:

- Quan điểm của công tác thông tin đối ngoại “là một bộ phận quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng và công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân”, trọng tâm là các sở, ngành, địa phương đều triển khai thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

- Phương châm triển khai “Chủ động, kịp thời, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả”; trong đó, chú trọng tính đồng bộ, nhất quán từ trung ương đến địa phương về cách làm, về phương tiện và nền tảng sử dụng trong công tác thông tin đối ngoại; tính hiệu quả để tạo sự đột phá.

- Coi không gian mạng như một không gian mới để làm thông tin đối ngoại, ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển đổi số để đổi mới cách làm thông tin đối ngoại.

b) Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động để triển khai thực hiện nhằm tạo sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức và cách làm ở tất cả các cấp, các ngành, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thông tin đối ngoại. Xác định thông tin đối ngoại là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, tạo đồng thuận và nguồn lực để phát triển đất nước, huy động các tầng lớp nhân dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia công tác thông tin đối ngoại.

c) Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, truyền cảm hứng về lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, ý thức trách nhiệm của cán bộ, người dân, nhất là thế hệ trẻ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tạo động lực thúc đẩy sức mạnh nội sinh để phát triển đất nước.

Chú trọng thông tin về hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế, góp phần gia tăng “sức mạnh mềm”, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia; lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng quốc tế về thành tựu đạt được của công cuộc đổi mới; trách nhiệm của Việt Nam tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết các vấn đề toàn cầu như các vấn đề an ninh phi truyền thông, vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, các tư tưởng cao đẹp của dân tộc Việt Nam, lý luận, thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; vai trò của Đảng, tính ưu việt của chế độ, cần thống nhất nhận thức coi việc bảo vệ lãnh tụ, lãnh đạo đảng, nhà nước chính là bảo vệ hình ảnh, uy tín của đất nước.

2. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế, chính sách về thông tin đối ngoại:

a) Xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, khung pháp lý nói chung; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thông tin đối ngoại, các quy chế phối hợp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, đáp ứng nhiệm vụ thông tin đối ngoại trong giai đoạn mới.

b) Xây dựng chiến lược, đề án, chương trình, kế hoạch thông tin đối ngoại đế củng cố, tăng cường quan hệ đối ngoại giữa Lâm Đồng và các địa phương nước bạn, nhất là các vùng trọng điểm, chiến lược, có đặc điểm tương đồng, phù hợp với sự phát triển của địa phương; cải thiện và nâng cao giá trị thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”; thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong đó phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số nhằm mục tiêu phát triển đất nước, địa phương.

c) Triển khai thực hiện chính sách về tài chính, đầu tư trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, khuyến khích việc huy động các nguồn lực xã hội hợp pháp tham gia hoạt động thông tin đối ngoại, phát huy vai trò của các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước để thúc đẩy hiệu quả thông tin đối ngoại, nhất là đối với các hoạt động xây dựng, truyền thông quảng bá thương hiệu, hình ảnh đất nước, địa phương ra nước ngoài.

d) Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai công tác thông tin đối ngoại trên cơ sở phân vai, phân nhiệm rõ, tránh chồng chéo, phát huy vai trò chủ trì quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại, đảm bảo triển khai công tác và hoạt động thông tin đối ngoại một cách tổng thể, nhất quán và hiệu quả.

đ) Đổi mới và nâng cao hiệu quả cơ chế phối hợp cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là trước các sự việc nhạy cảm, phức tạp, mới nảy sinh, với tinh thần làm tốt công tác truyền thông chính sách, không né tránh trước những vấn đề tồn tại, nhạy cảm.

e) Khảo sát, tìm hiểu xu hướng quan tâm, nhu cầu thông tin của người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức nghiên cứu khoa học, thường xuyên đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời phản ứng, đề xuất các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thông tin đối ngoại phù hợp, hiệu quả.

g) Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin đối ngoại nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này; trong đó, chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chương trình hành động, chiến lược, quy hoạch; chương trình; đề án thông tin đối ngoại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

[...]