Kế hoạch 455/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030” tại tỉnh Lào Cai
Số hiệu | 455/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2023 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2023 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lào Cai |
Người ký | Giàng Thị Dung |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 455/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030; Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh như sau:
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.1. Đối với trẻ em:
- Đến năm 2025, có trên 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi (hiện nay, tỷ lệ huy động nhà trẻ là 24%, mẫu giáo là 94%); phấn đấu 50% huyện/thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Đến năm 2030, có trên 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; phấn đấu 100% các huyện, thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
2.2. Đối với giáo viên
- Đến năm 2025, ít nhất 30% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy; 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
- Đến năm 2030, ít nhất 60% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy. Đảm bảo về định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; 100% giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường Tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
2.3. Đối với cơ sở giáo dục mầm non
Đến năm 2030, 100% cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn có phòng học kiên cố hoặc bán kiên cố; có đủ công trình vệ sinh theo quy định; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp; trang thiết bị phần mềm, thiết bị dạy học hiện đại.
1. Công tác chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các mục tiêu kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; đưa mục tiêu kế hoạch vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục.
- Phát huy tốt vai trò của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác tham mưu triển khai, thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
- Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý đảm bảo triển khai hiệu quả, thực chất, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch.
2. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Kế hoạch thực hiện Chương trình
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Tuyên truyền, hỗ trợ cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; biên soạn tài liệu truyền thông, tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm vùng miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
- Phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền địa phương; với trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số đảm bảo tất cả trẻ em vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục, tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non được ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày.
3. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 455/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 31 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 26/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030; Quyết định số 2029/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022-2030, UBND tỉnh Lào Cai ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh như sau:
Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học. Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
2.1. Đối với trẻ em:
- Đến năm 2025, có trên 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 30% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi (hiện nay, tỷ lệ huy động nhà trẻ là 24%, mẫu giáo là 94%); phấn đấu 50% huyện/thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Đến năm 2030, có trên 30% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 98% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở vùng khó khăn được đến cơ sở giáo dục mầm non; 60% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi; phấn đấu 100% các huyện, thị xã tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.
2.2. Đối với giáo viên
- Đến năm 2025, ít nhất 30% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy; 100% cán bộ quản lý, giáo viên mầm non dạy vùng dân tộc thiểu số được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
- Đến năm 2030, ít nhất 60% giáo viên mầm non vùng dân tộc thiểu số biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ phục vụ giảng dạy. Đảm bảo về định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; 100% giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động tăng cường tiếng Việt; bồi dưỡng, tập huấn phương pháp tăng cường Tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
2.3. Đối với cơ sở giáo dục mầm non
Đến năm 2030, 100% cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn có phòng học kiên cố hoặc bán kiên cố; có đủ công trình vệ sinh theo quy định; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp; trang thiết bị phần mềm, thiết bị dạy học hiện đại.
1. Công tác chỉ đạo, đổi mới quản lý giáo dục
- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện các mục tiêu kế hoạch đảm bảo chất lượng, hiệu quả, phù hợp điều kiện địa phương; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn; đưa mục tiêu kế hoạch vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở giáo dục.
- Phát huy tốt vai trò của ngành giáo dục và đào tạo trong công tác tham mưu triển khai, thực hiện các mục tiêu kế hoạch.
- Đổi mới công tác quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, công tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý đảm bảo triển khai hiệu quả, thực chất, nâng cao chất lượng thực hiện kế hoạch.
2. Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Kế hoạch thực hiện Chương trình
- Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến về sự cần thiết, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Xây dựng chuyên mục, các phóng sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức đối với các cấp chính quyền, cộng đồng, cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Tuyên truyền, hỗ trợ cha, mẹ, người chăm sóc trẻ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; biên soạn tài liệu truyền thông, tập huấn về thực hiện giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm vùng miền, về chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
- Phối hợp chặt chẽ các cấp chính quyền địa phương; với trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng để vận động các gia đình người dân tộc thiểu số đảm bảo tất cả trẻ em vùng khó khăn được tiếp cận giáo dục, tạo điều kiện cho con, em đến trường, lớp mầm non được ăn bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày.
3. Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
- Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách đối với trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Có cơ chế thu hút, động viên giáo viên công tác lâu dài ở vùng khó khăn.
- Quan tâm hỗ trợ giáo viên theo điều kiện từng vùng miền, chú trọng đến các điểm trường; hỗ trợ các hoạt động biên soạn tài liệu địa phương, kết hợp với các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phát triển văn hóa địa phương.
- Đào tạo theo địa chỉ, ưu tiên tuyển dụng, sử dụng đối với giáo viên là người địa phương để dạy trẻ em người dân tộc thiểu số đảm bảo số lượng, nâng cao chất lượng giáo viên cho các trường mầm non vùng khó khăn.
- Tuyển dụng bổ sung giáo viên hàng năm để đảm bảo tối thiểu 02 giáo viên/nhóm, lớp; bố trí sử dụng hợp lý, khoa học đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số, người có hộ khẩu thường trú tại vùng khó khăn.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số; đưa nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non trong Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn về công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn và phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến hoạt động trải nghiệm thực tế, tham quan chia sẻ học tập mô hình điểm.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ; bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số; xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng.
- Triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng thường xuyên; cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng tiếng dân tộc tại địa phương nơi công tác; bảo đảm giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số biết tiếng mẹ đẻ của trẻ để tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy các nhóm, lớp thực hiện tăng cường tiếng Việt phù hợp, xen kẽ giáo viên người dân tộc thiểu số và giáo viên người dân tộc Kinh để phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.
5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu
- Hằng năm rà soát, huy động, lồng ghép kinh phí từ đề án đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện - nguồn lực xã hội - khoa học công nghệ tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, các chương trình, dự án khác và nguồn lực xã hội hóa để xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, kiên cố hóa phòng học, bổ sung phòng học còn thiếu, đáp ứng nhu cầu tới trường, lớp của trẻ em.
- Ưu tiên kinh phí để bổ sung, cung cấp thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, học liệu phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành; bổ sung tài liệu, học liệu hỗ trợ; thay thế các thiết bị hết niên hạn sử dụng, hỏng không thể khắc phục được; lựa chọn, mua sắm thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo theo hướng hiệu quả, phù hợp, hiện đại.
- Huy động cha mẹ trẻ và cộng đồng dân cư vùng dân tộc thiểu số cùng sưu tầm nguyên vật liệu để xây dựng tài liệu, học liệu, tranh ảnh...về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đặc điểm dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa vùng miền.
- Triển khai Chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện vùng miền, lựa chọn nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, tạo sự gần gũi để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Tăng cường chuẩn bị tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em; xây dựng và bảo đảm duy trì môi trường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ; quan tâm đến đối tượng trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo mới ra lớp chưa nói được tiếng Việt.
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; sử dụng linh hoạt phương tiện công nghệ thông tin, các tiện ích, phần mềm, tư liệu, hình ảnh để tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng tương tác, với phương châm giáo dục “chơi mà học, học bằng chơi” phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc gắn với văn hóa bản sắc dân tộc” phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; tổ chức Hội thảo, chuyên đề; Hội thi, sân chơi giao lưu tiếng Việt giữa các đơn vị; xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ để làm nơi tập huấn, hoạt động, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Phối hợp với cha mẹ xây dựng đội ngũ cộng tác viên, thành lập câu lạc bộ cha mẹ để hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục song ngữ; tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ; các hoạt động lễ hội, văn hóa - văn nghệ - thể thao, các trò chơi dân gian có sự tham gia tích cực của trẻ em, cha mẹ trẻ và cộng đồng.
7. Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
- Lồng ghép các chương trình, dự án và huy động hợp pháp các nguồn lực của nhân dân... để xây dựng, cải tạo sửa chữa, mua sắm bổ sung sách vở, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi... bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch này gắn với Đề án Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025.
- Huy động các lực lượng xã hội trên địa bàn như: Cán bộ hưu trí; các hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể; Đoàn Thanh niên; Hội Khuyến học của huyện, xã; Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, xã kết hợp cùng tham gia hỗ trợ trong việc duy trì ngôn ngữ địa phương cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với các Tổ chức cứu trợ trẻ em Quốc tế tại Việt nam trong hợp tác và tiếp thu có chọn lọc các phương pháp tiến bộ, bộ công cụ hỗ trợ, để việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số và phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án (chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025).
- Nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đã được giao và giai đoạn 2026-2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn vốn theo Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022 của UBND tỉnh về đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu mầm non, phổ thông thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022-2027; Kế hoạch số 354/KH-UBND ngày 24/10/2022 của UBND tỉnh về chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi và thí điểm thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; Kế hoạch số 307/KH-UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh về việc thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 và lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu, chi thường xuyên, xã hội hóa và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
(Nhu cầu kinh phí tại Biểu 05 kèm theo)
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn; phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em.
- Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số.
- Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; thực hiện phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.
- Nghiên cứu, tham mưu ban hành các chế độ chính sách phù hợp với thực tiễn của tỉnh Lào Cai, chỉ đạo thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT.
2. Ban Dân tộc tỉnh; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp, chỉ đạo thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em vùng khó khăn tại các cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành, cơ quan, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, vận động xã hội và nâng cao năng lực để thực hiện Kế hoạch; bảo đảm việc thực hiện quyền trẻ em tại vùng khó khăn theo chức năng quản lý được giao.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xem xét, cân đối, bố trí , lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, đề án, dự án hàng năm để thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện Kế hoạch, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh bổ sung biên chế, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đối với giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác tuyển dụng, hợp đồng, sử dụng, đãi ngộ, khen thưởng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục mầm non ở vùng khó khăn.
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sơ kết, tổng kết giai đoạn.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông; các cơ quan báo chí, tuyên truyền
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha, mẹ, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc đầu tư, chăm lo phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Thẩm định và cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh tuyên truyền về công tác chăm lo phát triển giáo dục mầm non.
- Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng phóng sự chuyên đề về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phát trên sóng truyền hình tỉnh.
7. Các sở, ngành, cơ quan có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương, báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trực tiếp triển khai và bảo đảm hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình tại địa phương.
- Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết phất triển giáo dục mầm non vùng khó khăn. Đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn vốn hợp pháp khác để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt tại các nhóm, lớp, các điểm lẻ để nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
- Hỗ trợ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc tại địa phương nơi giáo viên công tác.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, phòng học cho vùng khó khăn.
- Quan tâm, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của các trường mầm non vùng khó khăn.
- Chỉ đạo, tổ chức, chủ động tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, bố trí, bổ sung biên chế giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, nhân viên cho vùng khó khăn thuộc địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu Kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân nâng cao nhận thức đầu tư, chăm lo, hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn.
- Huy động hội viên, đoàn viên có đủ năng lực tham gia bồi dưỡng, hỗ trợ tiếng dân tộc cho đội ngũ giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số và tăng cường tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
Căn cứ nội dung kế hoạch, yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương và đề nghị các tổ chức liên quan phối hợp, tổ chức triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Thời điểm tháng 3/2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
1 |
Tổng số trường |
|
146 |
146 |
133 |
129 |
129 |
129 |
129 |
129 |
- |
Điểm trường (điểm trường lẻ) |
Trường |
661 |
648 |
631 |
620 |
618 |
617 |
614 |
614 |
- |
Trường vùng khó khăn |
Trường |
28 |
28 |
26 |
27 |
27 |
27 |
27 |
27 |
- |
Trường vùng đặc biệt khó khăn |
Trường |
81 |
81 |
70 |
66 |
66 |
66 |
66 |
65 |
2 |
Tổng số nhóm, lớp |
|
1.721 |
1.735 |
1.697 |
1.677 |
1.677 |
1.683 |
1.687 |
1.690 |
- |
Nhóm ghép |
Nhóm, lớp |
921 |
928 |
890 |
876 |
872 |
870 |
870 |
870 |
- |
Nhóm vùng khó khăn |
Nhóm, lớp |
279 |
279 |
254 |
270 |
270 |
271 |
271 |
271 |
- |
Nhóm vùng đặc biệt khó khăn |
Nhóm, lớp |
1.089 |
1.103 |
1.079 |
1.044 |
1.047 |
1.048 |
1.053 |
1.055 |
|
|
|
3.855 |
3.889 |
3.807 |
3.761 |
3.761 |
3.777 |
3.787 |
3.794 |
2.1 |
Tổng số nhóm trẻ |
|
230 |
240 |
245 |
239 |
240 |
248 |
253 |
253 |
- |
Nhóm ghép |
Nhóm |
21 |
31 |
31 |
31 |
29 |
29 |
31 |
31 |
- |
Nhóm vùng khó khăn |
Nhóm |
40 |
39 |
41 |
45 |
45 |
46 |
48 |
49 |
- |
Nhóm vùng đặc biệt khó khăn |
Nhóm |
120 |
133 |
134 |
125 |
124 |
132 |
133 |
132 |
2.2 |
Tổng số lớp mẫu giáo |
|
1.145 |
7.755 |
1.128 |
7.777 |
1.119 |
1.118 |
1.115 |
1.119 |
- |
Lớp ghép |
Lớp |
572 |
578 |
558 |
547 |
551 |
548 |
543 |
545 |
- |
Lớp vùng khó khăn |
Lớp |
220 |
218 |
211 |
226 |
224 |
223 |
223 |
225 |
- |
Lớp vùng đặc biệt khó khăn |
Lớp |
658 |
663 |
635 |
610 |
710 |
614 |
614 |
615 |
2.3 |
Tổng số lớp mầm non |
|
346 |
340 |
324 |
321 |
318 |
317 |
319 |
318 |
- |
Lớp ghép |
Lớp |
336 |
333 |
313 |
314 |
311 |
310 |
312 |
311 |
- |
Lớp vùng khó khăn |
Lớp |
31 |
30 |
15 |
16 |
18 |
17 |
18 |
19 |
- |
Lớp vùng đặc biệt khó khăn |
Lớp |
315 |
310 |
309 |
305 |
300 |
300 |
301 |
299 |
3 |
Trẻ em theo điều tra dân số |
Trẻ |
59.660 |
58.522 |
56.286 |
55.670 |
55.683 |
55.931 |
56.102 |
56.363 |
- |
Trẻ em đến trường |
Trẻ |
42.359 |
41.551 |
40.526 |
40.639 |
41.762 |
42.508 |
43.760 |
45.091 |
|
Tỷ lệ |
% |
71 |
71 |
72 |
73 |
75 |
76 |
78 |
80 |
- |
Trẻ em học nhóm, lớp ghép |
Trẻ |
22.730 |
22.321 |
21.553 |
20.885 |
20.972 |
21.050 |
21.108 |
21.212 |
- |
Trẻ em ở điểm trường lẻ |
Trẻ |
24.526 |
24.082 |
23.274 |
22.825 |
22.822 |
22.873 |
23.030 |
23.287 |
- |
Trẻ em vùng khó khăn |
Trẻ |
7.187 |
6.984 |
6.318 |
6.997 |
6.846 |
6.889 |
6.843 |
7.017 |
- |
Trẻ em vùng ĐB khó khăn |
Trẻ |
26.046 |
25.969 |
25.356 |
24.238 |
24.505 |
24.715 |
24.953 |
24.968 |
- |
Trẻ em dân tộc Mông |
Trẻ |
18.601 |
18.643 |
18.516 |
18.615 |
18.646 |
18.601 |
18.816 |
18.968 |
|
Tỷ lệ |
% |
52 |
53 |
54 |
55 |
55 |
55 |
55 |
55 |
- |
Trẻ em dân tộc Dao |
Trẻ |
6.098 |
5.844 |
5.576 |
5.405 |
5.550 |
5.729 |
5.857 |
6.073 |
|
Tỷ lệ |
% |
17 |
17 |
16 |
16 |
16 |
17 |
17 |
17 |
- |
Trẻ em dân tộc Tày |
Trẻ |
5.473 |
5.422 |
5.260 |
5.189 |
5.309 |
5.375 |
5.444 |
5.843 |
|
Tỷ lệ |
% |
15 |
15 |
15 |
15 |
16 |
16 |
16 |
17 |
- |
Trẻ em dân tộc Giáy |
Trẻ |
1.020 |
964 |
922 |
914 |
926 |
931 |
945 |
959 |
|
Tỷ lệ |
% |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
- |
Trẻ em dân tộc Nùng |
Trẻ |
2.188 |
2.119 |
2.065 |
2.111 |
2.144 |
2.219 |
2.301 |
2.564 |
|
Tỷ lệ |
% |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
7 |
7 |
7 |
- |
Trẻ em dân tộc khác |
Trẻ |
2.305 |
2.350 |
2.359 |
2.358 |
2.410 |
2.493 |
2.585 |
2.662 |
|
Tỷ lệ |
% |
6 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
8 |
8 |
- |
Trẻ em gái là người DTTS |
Trẻ |
16.927 |
16.296 |
15.671 |
15.563 |
15.652 |
15.684 |
15.847 |
15.977 |
|
Tỷ lệ |
% |
47 |
46 |
46 |
46 |
46 |
46 |
46 |
46 |
- |
Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS |
Trẻ |
71 |
43 |
17 |
13 |
13 |
16 |
17 |
14 |
|
Tỷ lệ |
% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3.1 |
Trẻ em Nhà trẻ theo điều tra dân số |
Trẻ |
24.793 |
24.134 |
23.350 |
23.277 |
23.370 |
23.371 |
23.454 |
23.612 |
- |
Trẻ em đến trường |
Trẻ |
5.950 |
5.913 |
5.954 |
6.052 |
6.310 |
6.544 |
6.802 |
7.121 |
|
Tỷ lệ |
% |
24,0 |
24,5 |
25,5 |
26,0 |
27,0 |
28,0 |
29,0 |
30,5 |
- |
Trẻ em trong nhóm trẻ |
Trẻ |
4.279 |
4.193 |
4.267 |
4.178 |
4.216 |
4.250 |
4.341 |
4.346 |
- |
Trẻ em học nhóm ghép |
Trẻ |
3.398 |
3.416 |
3.253 |
3.379 |
3.483 |
3.527 |
3.739 |
3.761 |
- |
Trẻ em ở điểm trường lẻ |
Trẻ |
4.209 |
4.255 |
4.089 |
4.234 |
4.244 |
4.348 |
4.413 |
4.393 |
- |
Trẻ em vùng khó khăn |
Trẻ |
1.346 |
1.336 |
1.209 |
1.324 |
1.322 |
1.338 |
1.338 |
1.370 |
- |
Trẻ em vùng ĐB khó khăn |
Trẻ |
4.715 |
4.792 |
4.796 |
4.714 |
4.839 |
4.882 |
4.986 |
5.035 |
- |
Trẻ em dân tộc Mông |
Trẻ |
3.286 |
3.400 |
3.469 |
3.567 |
3.614 |
3.640 |
3.694 |
3.764 |
|
Tỷ lệ |
% |
50 |
51 |
53 |
54 |
53 |
53 |
53 |
53 |
- |
Trẻ em dân tộc Dao |
Trẻ |
1.103 |
1.077 |
1.053 |
969 |
975 |
1.009 |
1.030 |
1.056 |
|
Tỷ lệ |
% |
17 |
16 |
16 |
15 |
14 |
15 |
15 |
15 |
- |
Trẻ em dân tộc Tày |
Trẻ |
1.057 |
1.089 |
996 |
993 |
1.020 |
1.014 |
1.026 |
1.076 |
|
Tỷ lệ |
% |
16 |
16 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
15 |
- |
Trẻ em dân tộc Giáy |
Trẻ |
174 |
179 |
200 |
198 |
211 |
211 |
208 |
209 |
|
Tỷ lệ |
% |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
- |
Trẻ em dân tộc Nùng |
Trẻ |
497 |
486 |
461 |
449 |
459 |
485 |
480 |
502 |
|
Tỷ lệ |
% |
8 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
- |
Trẻ em dân tộc khác |
Trẻ |
427 |
377 |
364 |
444 |
459 |
457 |
445 |
448 |
|
Tỷ lệ |
% |
7 |
6 |
6 |
7 |
7 |
7 |
6 |
6 |
- |
Trẻ em gái là người DTTS |
Trẻ |
3.277 |
3.282 |
3.150 |
3.179 |
3.299 |
3.345 |
3.341 |
3.330 |
|
Tỷ lệ |
% |
50 |
50 |
48 |
48 |
49 |
49 |
48 |
47 |
- |
Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS |
Trẻ |
1 |
1 |
0 |
0 |
0 |
2 |
2 |
0 |
|
Tỷ lệ |
% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3.2 |
Trẻ em Mẫu giáo theo điều tra dân số |
Trẻ |
34.861 |
34.371 |
32.930 |
32.371 |
32.288 |
32.537 |
32.627 |
32.730 |
- |
Trẻ em đến trường |
Trẻ |
32.769 |
32.652 |
31.448 |
31.011 |
30.996 |
31.398 |
31.648 |
32.436 |
|
Tỷ lệ |
% |
94,0 |
95,0 |
95,5 |
95,8 |
96,0 |
96,5 |
97,0 |
98,5 |
- |
Trẻ em học nhóm, lớp |
Trẻ |
15.489 |
15.350 |
14.787 |
14.575 |
14.570 |
14.681 |
14.837 |
14.827 |
- |
Trẻ em học nhóm, lớp ghép |
Trẻ |
19.748 |
19.300 |
18.809 |
18.107 |
18.078 |
18.197 |
18.255 |
18.336 |
- |
Trẻ em ở điểm trường lẻ |
Trẻ |
20.716 |
20.273 |
19.579 |
18.911 |
19.035 |
18.880 |
18.973 |
19.201 |
- |
Trẻ em vùng khó khăn |
Trẻ |
5.841 |
5.648 |
5.109 |
5.673 |
5.524 |
5.551 |
5.505 |
5.647 |
- |
Trẻ em vùng ĐB khó khăn |
Trẻ |
21.293 |
21.159 |
20.541 |
19.483 |
19.643 |
19.802 |
19.940 |
19.896 |
- |
Trẻ em dân tộc Mông |
Trẻ |
15.318 |
15.251 |
15.007 |
15.131 |
15.019 |
14.947 |
15.121 |
15.185 |
|
Tỷ lệ |
% |
53 |
53 |
54 |
55 |
55 |
55 |
55 |
55 |
- |
Trẻ em dân tộc Dao |
Trẻ |
5.002 |
4.767 |
4.544 |
4.387 |
4.544 |
4.685 |
4.780 |
4.963 |
|
Tỷ lệ |
% |
17 |
17 |
16 |
16 |
17 |
17 |
17 |
18 |
- |
Trẻ em dân tộc Tày |
Trẻ |
4.416 |
4.334 |
4.266 |
4.197 |
4.290 |
4.365 |
4.421 |
4.768 |
|
Tỷ lệ |
% |
15 |
15 |
15 |
15 |
16 |
16 |
16 |
17 |
- |
Trẻ em dân tộc Giáy |
Trẻ |
845 |
787 |
722 |
717 |
716 |
722 |
735 |
751 |
|
Tỷ lệ |
% |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
- |
Trẻ em dân tộc Nùng |
Trẻ |
1.689 |
1.624 |
1.609 |
1.662 |
1.682 |
1.738 |
1.817 |
2.052 |
|
Tỷ lệ |
% |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
7 |
7 |
- |
Trẻ em dân tộc khác |
Trẻ |
1.887 |
1.989 |
2.016 |
1.907 |
1.951 |
2.025 |
2.104 |
2.207 |
|
Tỷ lệ |
% |
6 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
8 |
8 |
- |
Trẻ em gái là người DTTS |
Trẻ |
13.633 |
13.149 |
12.868 |
12.745 |
12.709 |
12.700 |
12.819 |
12.919 |
|
Tỷ lệ |
% |
47 |
46 |
46 |
47 |
47 |
47 |
47 |
47 |
- |
Trẻ em khuyết tật học hòa nhập là người DTTS |
Trẻ |
70 |
41 |
17 |
16 |
13 |
14 |
15 |
14 |
|
Tỷ lệ |
% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
./.
(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Thời điểm tháng 3/2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
1 |
Trường được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Trường |
35 |
58 |
67 |
77 |
90 |
103 |
116 |
129 |
- |
Trường xây dựng mô hình điểm về TCTV trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Trường |
6 |
9 |
12 |
16 |
22 |
27 |
34 |
37 |
- |
Trường đạt Bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Trường |
35 |
58 |
67 |
77 |
90 |
103 |
116 |
129 |
- |
Trường có thư viện đảm bảo quy định |
Trường |
0 |
10 |
20 |
40 |
61 |
82 |
102 |
122 |
2 |
Trẻ học 2 buổi/ngày |
Trẻ |
42.160 |
41.636 |
40.281 |
39.812 |
39.897 |
40.215 |
40.450 |
40.703 |
- |
Trẻ Nhà trẻ |
Trẻ |
7.694 |
7.657 |
7.624 |
7.682 |
7.813 |
7.900 |
8.018 |
8.153 |
|
Tỷ lệ |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- |
Trẻ Mẫu giáo |
Trẻ |
34.466 |
33.979 |
32.657 |
32.130 |
32.084 |
32.315 |
32.432 |
32.550 |
|
Tỷ lệ |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
3 |
Trẻ ăn bán trú |
Trẻ |
42.160 |
41.636 |
40.281 |
39.812 |
39.897 |
40.215 |
40.450 |
40.703 |
- |
Trẻ Nhà trẻ |
Trẻ |
7.694 |
7.657 |
7.624 |
7.682 |
7.813 |
7.900 |
8.018 |
8.153 |
|
Tỷ lệ |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- |
Trẻ Mẫu giáo |
Trẻ |
34.466 |
33.979 |
32.657 |
32.130 |
32.084 |
32.315 |
32.432 |
32.550 |
|
Tỷ lệ |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- |
Trẻ ăn 01 bữa chính, 01 bữa phụ |
Trẻ |
41.919 |
41.636 |
40.281 |
39.812 |
39.897 |
40.215 |
40.450 |
40.703 |
|
Tỷ lệ |
% |
99.4 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- |
Trẻ Nhà trẻ |
Trẻ |
7.694 |
7.657 |
7.624 |
7.682 |
7.813 |
7.900 |
8.018 |
8.153 |
|
Tỷ lệ |
% |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
- |
Trẻ Mẫu giáo |
Trẻ |
34.225 |
41.636 |
40.281 |
39.812 |
39.897 |
40.215 |
40.450 |
40.703 |
|
Tỷ lệ |
% |
99.3 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
4 |
Trẻ được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ |
Trẻ |
4216 |
8327 |
12084 |
13934 |
15959 |
18097 |
20225 |
24422 |
- |
Trẻ Nhà trẻ |
Trẻ |
769 |
1531 |
2287 |
2689 |
3125 |
3555 |
4009 |
4892 |
|
Tỷ lệ |
% |
10 |
20 |
30 |
35 |
40 |
45 |
50 |
60 |
- |
Trẻ Mẫu giáo |
Trẻ |
3447 |
6796 |
9797 |
11246 |
12834 |
14542 |
16216 |
19530 |
|
Tỷ lệ |
% |
10 |
20 |
30 |
35 |
40 |
45 |
50 |
60 |
./.
(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Thời điểm tháng 3/2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
I |
TỔNG SỐ CBQL, GV, NV |
Người |
3890 |
4174 |
4270 |
4464 |
4494 |
4535 |
4567 |
4660 |
1 |
Hiệu trưởng |
Người |
144 |
146 |
133 |
129 |
129 |
129 |
129 |
129 |
- |
Trình độ chuẩn |
Người |
10 |
10 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
Trình độ trên chuẩn |
Người |
136 |
136 |
128 |
129 |
129 |
129 |
129 |
129 |
- |
Thiếu |
Người |
2 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
Đào tạo nâng chuẩn |
Người |
5 |
5 |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
- |
Biết tiếng DTTS |
Người |
15 |
18 |
20 |
22 |
25 |
28 |
32 |
36 |
- |
Chưa biết tiếng DTTS |
Người |
129 |
128 |
113 |
107 |
104 |
101 |
97 |
93 |
- |
Hiệu trưởng là người DTTS |
Người |
35 |
37 |
37 |
38 |
38 |
39 |
39 |
39 |
- |
Hiệu trưởng là người DTTS biết tiếng DTTS |
Người |
11 |
15 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
2 |
Phó Hiệu trưởng |
Người |
243 |
265 |
252 |
251 |
255 |
257 |
257 |
258 |
- |
Trình độ chuẩn |
Người |
37 |
29 |
22 |
10 |
5 |
4 |
4 |
4 |
- |
Trình độ trên chuẩn |
Người |
206 |
236 |
230 |
241 |
250 |
253 |
253 |
254 |
- |
Thiếu |
Người |
45 |
27 |
14 |
7 |
3 |
1 |
1 |
0 |
- |
Đào tạo nâng chuẩn |
Người |
24 |
16 |
14 |
7 |
7 |
4 |
6 |
7 |
- |
Biết tiếng DTTS |
Người |
24 |
53 |
76 |
88 |
102 |
116 |
128 |
154 |
- |
Chưa biết tiếng DTTS |
Người |
219 |
212 |
176 |
163 |
153 |
141 |
129 |
104 |
- |
Tỷ lệ |
% |
90,1 |
80,0 |
69,8 |
64,9 |
60,0 |
54,9 |
50,2 |
40,0 |
- |
Là người dân tộc thiểu số |
Người |
64 |
77 |
80 |
80 |
83 |
83 |
83 |
83 |
- |
Tỷ lệ |
% |
26,3 |
29,1 |
31,7 |
31,9 |
32,5 |
32,3 |
32,3 |
32,2 |
- |
Là người DTTS biết tiếng DTTS |
Người |
15 |
26 |
35 |
40 |
42 |
45 |
48 |
52 |
3 |
Tổng số Giáo viên |
Người |
3097 |
3296 |
3394 |
3555 |
3572 |
3601 |
3627 |
3718 |
- |
Giáo viên biên chế |
Người |
3033 |
3089 |
3264 |
3427 |
3461 |
3514 |
3565 |
3673 |
- |
Giáo viên hợp đồng |
Người |
64 |
207 |
130 |
128 |
111 |
87 |
62 |
45 |
- |
Định mức GV/lớp |
Người |
1,8 |
1,9 |
2,0 |
2,12 |
2,13 |
2,14 |
2,15 |
2,2 |
- |
Giáo viên thiếu |
Người |
689 |
521 |
339 |
245 |
228 |
101 |
84 |
68 |
- |
Trình độ trên chuẩn |
Người |
1194 |
1614 |
1959 |
2296 |
2545 |
2688 |
2931 |
2973 |
- |
Trình độ chuẩn |
Người |
1724 |
1843 |
1520 |
1201 |
978 |
853 |
621 |
591 |
- |
Trình độ chưa đạt chuẩn |
Người |
179 |
74 |
38 |
19 |
10 |
4 |
3 |
3 |
- |
Đào tạo nâng chuẩn |
Người |
757 |
680 |
574 |
430 |
332 |
245 |
154 |
134 |
- |
Đào tạo đạt chuẩn |
Người |
51 |
28 |
18 |
11 |
8 |
2 |
2 |
2 |
- |
Biết tiếng DTTS |
Người |
309 |
706 |
1109 |
1406 |
1590 |
1773 |
1955 |
2231 |
|
Tỷ lệ |
% |
9,98 |
21,42 |
32,68 |
39,55 |
44,51 |
49,24 |
53,90 |
60,01 |
- |
Là người DTTS |
Người |
1959 |
2049 |
2086 |
2094 |
2099 |
2120 |
2123 |
2118 |
|
Tỷ lệ |
% |
63,25 |
62,17 |
61,46 |
58,90 |
58,76 |
58,87 |
58,53 |
56,97 |
|
Chưa biết tiếng DTTS |
Người |
2788 |
2974 |
2588 |
2355 |
2171 |
2004 |
1832 |
1517 |
|
Tỷ lệ |
% |
90,02 |
90,23 |
76,25 |
66,24 |
60,78 |
55,65 |
50,51 |
40,80 |
- |
Tiếng Mông |
Người |
618 |
693 |
597 |
574 |
546 |
517 |
490 |
437 |
|
Tỷ lệ |
% |
22,17 |
23,30 |
23,07 |
24,37 |
25,15 |
25,80 |
26,75 |
28,81 |
- |
Tiếng Dao |
Người |
488 |
494 |
436 |
394 |
361 |
337 |
306 |
251 |
|
Tỷ lệ |
% |
17,50 |
16,61 |
16,85 |
16,73 |
16,63 |
16,82 |
16,70 |
16,55 |
- |
Tiếng Tày |
Người |
452 |
486 |
419 |
369 |
335 |
316 |
285 |
227 |
|
Tỷ lệ |
% |
16,21 |
16,34 |
16,19 |
15,67 |
15,43 |
15,77 |
15,56 |
14,96 |
- |
Tiếng Giáy |
Người |
443 |
472 |
411 |
371 |
338 |
309 |
278 |
230 |
|
Tỷ lệ |
% |
15,89 |
15,87 |
15,88 |
15,75 |
15,57 |
15,42 |
15,17 |
15,16 |
- |
Tiếng Nùng |
Người |
397 |
414 |
362 |
323 |
295 |
263 |
232 |
184 |
|
Tỷ lệ |
% |
14,24 |
13,92 |
13,99 |
13,72 |
13,59 |
13,12 |
12,66 |
12,13 |
- |
Tiếng dân tộc khác |
Người |
390 |
415 |
363 |
324 |
296 |
262 |
241 |
188 |
|
Tỷ lệ |
% |
13,99 |
13,95 |
14,03 |
13,76 |
13,63 |
13,07 |
13,16 |
12,39 |
4 |
Nhân viên (gồm CD, BV, YT, VT, TQ, KT) |
Người |
406 |
467 |
491 |
529 |
538 |
548 |
554 |
555 |
- |
Cấp dưỡng |
Người |
285 |
330 |
311 |
320 |
325 |
330 |
330 |
330 |
- |
Nhân viên thiếu |
Người |
238 |
163 |
93 |
39 |
31 |
19 |
14 |
11 |
II |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Tổng số CBQL, GV cần bồi dưỡng tiếng DTTS |
Người |
313 |
662 |
863 |
918 |
971 |
1010 |
1029 |
1028 |
- |
Tiếng Mông |
Người |
85 |
139 |
168 |
193 |
191 |
188 |
191 |
183 |
- |
Tiếng Dao |
Người |
65 |
125 |
153 |
153 |
181 |
178 |
171 |
176 |
- |
Tiếng Tày |
Người |
48 |
115 |
133 |
143 |
171 |
168 |
163 |
161 |
- |
Tiếng Giáy |
Người |
42 |
101 |
143 |
142 |
162 |
158 |
162 |
169 |
- |
Tiếng Nùng |
Người |
35 |
92 |
133 |
143 |
131 |
152 |
171 |
169 |
- |
Tiếng dân tộc khác |
Người |
38 |
90 |
133 |
144 |
135 |
166 |
171 |
170 |
2 |
Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho CBQL, GV dạy vùng DTTS |
Người |
3484 |
3707 |
3779 |
3935 |
3956 |
3987 |
4013 |
4105 |
3 |
Bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS |
Người |
774 |
922 |
895 |
910 |
891 |
879 |
872 |
832 |
4 |
Đào tạo nâng trình độ chuẩn cho đội ngũ |
Người |
964 |
765 |
621 |
451 |
344 |
243 |
158 |
139 |
- |
ĐT trình độ trên chuẩn |
Người |
785 |
691 |
583 |
432 |
334 |
239 |
155 |
136 |
- |
ĐT trình độ đạt chuẩn |
Người |
179 |
74 |
38 |
19 |
10 |
4 |
3 |
3 |
(Kèm theo Kế hoạch số: 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT |
Nội dung |
Đơn vị |
Thời điểm tháng 3/2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
Năm 2026 |
Năm 2027 |
Năm 2028 |
Năm 2029 |
Năm 2030 |
1 |
Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc) giáo dục trẻ (phòng học) |
Phòng |
1.721 |
1.735 |
1.697 |
1.677 |
1.677 |
1.683 |
1.687 |
1.690 |
- |
Phòng học đảm bảo quy định |
Phòng |
1.599 |
1.616 |
1.578 |
1.573 |
1.586 |
1.596 |
1.616 |
1.626 |
- |
Phòng học còn thiếu cần xây dựng |
Phòng |
101 |
100 |
95 |
86 |
75 |
66 |
60 |
55 |
- |
Phòng học cần sửa chữa, nâng cấp |
Phòng |
21 |
19 |
24 |
18 |
16 |
21 |
11 |
9 |
2 |
Khu vệ sinh cho trẻ em |
Khu |
662 |
649 |
632 |
621 |
619 |
618 |
615 |
615 |
- |
Khu vệ sinh đảm bảo quy định |
Khu |
448 |
441 |
430 |
432 |
438 |
445 |
448 |
459 |
- |
Khu vệ sinh còn thiếu cần xây dựng |
Khu |
108 |
105 |
100 |
90 |
85 |
79 |
75 |
75 |
- |
Khu vệ sinh cần sửa chữa, nâng cấp |
Khu |
106 |
103 |
102 |
99 |
96 |
94 |
92 |
81 |
3 |
Nhà công vụ |
Nhà |
43 |
46 |
49 |
49 |
50 |
50 |
50 |
48 |
- |
Phòng công vụ có đảm bảo quy định |
Phòng |
38 |
38 |
43 |
45 |
46 |
44 |
46 |
46 |
- |
Phòng công vụ còn thiếu cần xây dựng |
Phòng |
45 |
41 |
38 |
35 |
32 |
30 |
27 |
23 |
- |
Phòng công vụ cần sửa chữa, nâng cấp |
Phòng |
42 |
40 |
37 |
36 |
34 |
33 |
30 |
27 |
4 |
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu theo quy định |
Bộ |
1.721 |
1.735 |
1.697 |
1.677 |
1.677 |
1.683 |
1.687 |
1.690 |
- |
Số bộ TB, ĐD, ĐC tối thiểu đảm bảo quy định |
Bộ |
1.566 |
1.592 |
1.572 |
1.567 |
1.577 |
1.587 |
1.603 |
1.618 |
- |
Số bộ TB, ĐD, ĐC tối thiểu cần bổ sung, mua sắm |
Bộ |
155 |
143 |
125 |
110 |
100 |
96 |
84 |
72 |
5 |
Đồ chơi ngoài trời |
Bộ |
661 |
648 |
631 |
620 |
618 |
617 |
614 |
614 |
- |
Số bộ đồ chơi ngoài trời đảm bảo quy định |
Bộ |
559 |
552 |
546 |
542 |
551 |
557 |
559 |
564 |
- |
Số bộ đồ chơi ngoài trời cần bổ sung, mua sắm |
Bộ |
102 |
96 |
85 |
78 |
67 |
60 |
55 |
50 |
6 |
Số bộ máy chiếu |
Bộ |
127 |
131 |
145 |
155 |
154 |
153 |
158 |
157 |
- |
Số bộ máy chiếu đảm bảo quy định |
Bộ |
23 |
39 |
56 |
74 |
79 |
85 |
93 |
99 |
- |
Số bộ máy chiếu cần bổ sung, mua sắm |
Bộ |
104 |
92 |
89 |
81 |
75 |
68 |
65 |
58 |
7 |
Số bộ máy tính |
Bộ |
410 |
533 |
582 |
591 |
498 |
532 |
501 |
503 |
- |
Số bộ máy tính cho trẻ đảm bảo quy định |
Bộ |
37 |
134 |
188 |
201 |
205 |
231 |
204 |
208 |
- |
Số bộ máy tính cho trẻ cầu bổ sung, mua sắm |
Bộ |
255 |
245 |
230 |
221 |
115 |
107 |
105 |
102 |
- |
Số bộ máy tính cho CBQL đảm bảo quy định |
Bộ |
12 |
51 |
64 |
74 |
86 |
104 |
105 |
108 |
- |
Số bộ máy tính cho CBQL cần bổ sung, mua sắm |
Bộ |
106 |
103 |
100 |
95 |
92 |
90 |
87 |
85 |
8 |
Số bộ phần mềm làm quen tiếng Việt |
Bộ |
311 |
349 |
345 |
323 |
307 |
294 |
285 |
274 |
- |
Số bộ phần mềm đảm bảo quy định |
Bộ |
6 |
52 |
52 |
48 |
52 |
54 |
54 |
54 |
- |
Số bộ phần mềm cần bổ sung, mua sắm |
Bộ |
305 |
297 |
293 |
275 |
255 |
240 |
231 |
220 |
./.
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GDMN VÙNG KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2022-2030”
(Kèm theo Kế hoạch số 455/KH-UBND ngày 31/12/2023 của UBND tỉnh Lào Cai)
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT |
Danh mục |
Tổng kinh phí |
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2023-2025 |
Kinh phí thực hiện giai đoạn 2026-2030 |
||||||||||
Tổng số |
Ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo) |
Nguồn xã hội hóa giáo dục |
Tổng số |
Ngân sách nhà nước (nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo) |
Nguồn xã hội hóa giáo dục |
|||||||||
Ngân sách trung ương (CTMTQG) |
Ngân sách địa phương |
Nguồn vốn đầu tư công trung hạn |
Ngân sách trung ương (CTMTQG) |
Ngân sách địa phương |
Nguồn vốn đầu tư công trung hạn |
|||||||||
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách cấp huyện |
Ngân sách tỉnh |
Ngân sách cấp huyện |
|||||||||||
1 |
Đào tạo, bồi dưỡng |
79.217 |
15.688 |
3.593 |
5.748 |
2.156 |
2.155 |
2.036 |
63.529 |
15.882 |
25.412 |
9.529 |
9.529 |
3.177 |
- |
Bồi dưỡng tiếng DTTS cho CBQL, GV |
17.413 |
1.317 |
|
|
|
|
1.317 |
16.096 |
4.024 |
6.439 |
2.414 |
2.414 |
805 |
- |
Đào tạo nâng chuẩn trình độ |
61.804 |
14.371 |
3.593 |
5.748 |
2.156 |
2.155 |
719 |
47.433 |
11.858 |
18.973 |
7.115 |
7.115 |
2.372 |
2 |
Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, học liệu |
390.673 |
86.667 |
21.667 |
34.667 |
13.000 |
13.000 |
4.333 |
304.006 |
76.002 |
121.602 |
45.601 |
45.601 |
15.200 |
- |
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu |
356.006 |
72.700 |
18.175 |
29.080 |
10.905 |
10.905 |
3.635 |
283.306 |
70.827 |
113.322 |
42.496 |
42.496 |
14.165 |
- |
Đồ chơi ngoài trời |
34.667 |
13.967 |
3.492 |
5.587 |
2.095 |
2.095 |
698 |
20.700 |
5.175 |
8.280 |
3.105 |
3.105 |
1.035 |
3 |
Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (phòng học); nhà hiệu bộ, phòng chức năng; phòng công vụ giáo viên; Nhà bếp; Khu vệ sinh cho trẻ em |
1.444.807 |
924.757 |
61.898 |
395.574 |
465.764 |
1.000 |
521 |
520.050 |
130.013 |
208.020 |
78.008 |
78.008 |
26.001 |
|
Tổng cộng |
1.914.697 |
1.027.112 |
87.158 |
435.989 |
480.920 |
16.155 |
6.890 |
887.585 |
221.897 |
355.034 |
133.138 |
133.138 |
44.378 |
Ghi chú: Kinh phí thực hiện giai đoạn 2023-2025 đã được bố trí tại: Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/4/2022; Kế hoạch số 305/KH-UBND ngày 12/9/2022; Công văn số 593/UBND-TH ngày 17/02/2022; Quyết định số 437/QĐ-UBND ngày 21/02/2022; Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 17/02/2022; Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 03/4/2019; Thông báo số 98/TB-VPUBND ngày 12/5/2022; Thông báo số 125/TB-UBND ngày 27/5/2022; Quyết định số 1392/QĐ-UBND ngày 20/6/2022; Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh Lào Cai./.