Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 45/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Ninh Bình năm 2019

Số hiệu 45/KH-UBND
Ngày ban hành 08/04/2019
Ngày có hiệu lực 08/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Ngọc Thạch
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2019

Thực hiện Quyết định số: 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Quyết định 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15000 hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 17/12/2014 của HĐND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tập thể tỉnh giai đoạn 2015-2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh năm 2019, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Tiếp tục quan tâm tạo sự thống nhất, đồng thuận cao về nhận thức đối với vị trí, vai trò, tác dụng của mô hình HTX kiểu mới trong cơ chế thị trường, tạo tiền đề cho các loại hình HTX ra đời và phát triển. Không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của khu vực kinh tế tập thể (KTTT) theo các quy định của Trung ương, của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tiễn; tạo việc làm và tăng thu nhập ổn định cho các thành viên hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT).

2. Phát triển kinh tế hợp tác, HTX nhanh và bền vững với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, mô hình hợp tác có hiệu quả; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX hiện có; đẩy mạnh phát triển các HTX chuyên ngành, đa ngành, xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị.

3. Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, chương trình hỗ trợ phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các cơ chế chính sách của tỉnh và Đề án số: 22/ĐA-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ.

II. Mục tiêu cụ thể:

1. Chỉ đạo, vận động việc sáp nhập, hợp nhất các HTX dịch vụ nông nghiệp quy mô nhỏ, liên thôn, diện tích canh tác dưới 100 ha, hoạt động kém hiệu quả thành HTX có quy mô toàn xã; giải thể 100% các HTX ngừng hoạt động.

2. Tiếp tục chỉ đạo hỗ trợ 5 HTX nâng cấp, sửa chữa trụ sở HTX theo chương trình hỗ trợ xây dựng nông thôn mới; tiếp tục chỉ đạo ít nhất 50% số HTX đã được giao đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, Liên hiệp Hợp tác xã hiện có; thành lập mới ít nhất 20 HTX, 20 THT.

4. Tổ chức bồi dưỡng cho ít nhất 300 cán bộ BCĐ các cấp, lãnh đạo cấp xã phụ trách KTTT, cán bộ chuyên trách của các đoàn thể cấp huyện và 500 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn HTX.

5. Hỗ trợ xây dựng điểm ít nhất 02 HTX điển hình từ nguồn Đề án 22; huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, HTX ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ...

6. Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các HTX, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho ít nhất 05 HTX. Thúc đẩy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phấn đấu có 30 HTX ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho các hộ thành viên.

III. Nội dung kế hoạch:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:

1.1. Nội dung : Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT (Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX, Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển KTTT; Chỉ thị số 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã; Luật Hợp tác xã, các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật; Quyết định số: 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 Hợp tác xã, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; Thông tri số 19-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức tiên tiến bền vững giai đoạn 2019-2020 và các văn bản khác có liên quan); tuyên truyền các mô hình điển hình về Kinh tế tập thể; ...

1.2. Áp dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, các lớp bồi dưỡng, phát hành Bản tin Kinh tế tập thể, duy trì và nâng cao chất lượng Trang thông tin điện tử của Liên minh Hợp tác xã tỉnh và thường xuyên cập nhật các thông tin thành viên trên trang giới thiệu thành viên nhằm thúc đẩy quảng bá sản phẩm thành viên; xây dựng các phóng sự, mở các chuyên mục về phát triển kinh tế tập thể trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình....

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình HTX

2.1. HTX lĩnh vực nông nghiệp: Thực hiện Kế hoạch số 107-KH/UBND của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển 15.000 HTX, LHHTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả; rà soát đánh giá chi tiết về tổ chức bộ máy, quản lý, các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những khó khăn,vướng mắc của các HTX từ đó đề xuất những giải pháp, chính sách cụ thể giúp các HTX nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất, kinh doanh, theo hướng: đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định. Tập trung phát triển HTX chuyên ngành, ngành hàng, dịch vụ tổng hợp, sản xuất theo quy mô lớn với sản phẩm chủ lực, quy trình canh tác đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của hợp đồng hoặc thị trường; hỗ trợ các HTX tăng cường các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết chuỗi giá trị hàng hóa, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại... Tiến hành giải thể dứt điểm các HTX ngừng hoạt động, hết đất canh tác, không tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012.

2.2. HTX phi nông nghiệp: Hỗ trợ xây dựng và phát triển các HTX thủ công mỹ nghệ nhất là ở các làng nghề truyền thống, sản xuất hàng xuất khẩu; làm điểm thành lập mới mô hình HTX quản lý chợ; củng cố và phát triển các HTX vận tải, thương mại, dịch vụ tổng hợp, du lịch cộng đồng...

2.3. Quỹ tín dụng nhân dân: Tiếp tục củng cố, đảm bảo an toàn, hoạt động gắn với việc phát triển thành viên; quan tâm công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ; tích cực khai thác các nguồn vốn để nâng cao năng lực tài chính của quỹ.

3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015-2020 được Chính phủ phê duyệt và Đề án phát triển kinh tế tập thể của tỉnh giai đoạn 2015-2020.

3.1. Hỗ trợ củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, xây dựng điểm các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, hình thành chuỗi giá trị:

- UBND và Ban Chỉ đạo phát triển KTTT các cấp chỉ đạo việc rà soát, đánh giá quy mô, tổ chức bộ máy, chất lượng, hiệu quả hoạt động các HTX, tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy đảm bảo đúng quy định của Luật HTX năm 2012; chỉ đạo việc sáp nhập, hợp nhất các HTX dịch vụ nông nghiệp có quy mô nhỏ, diện tích canh tác dưới 100 ha, hoạt động kém hiệu quả thành các HTX có quy mô liên thôn, toàn xã. Tiến hành giải thể các HTX ngừng hoạt động (do hết đất hoặc không chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật HTX năm 2012).

- Các ngành theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung nguồn lực hỗ trợ các HTX nâng dần chất lượng, hiệu quả các khâu dịch vụ, sản xuất nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thành viên; đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các HTX hoạch định chính sách, tiếp cận thị trường, các hoạt động liên kết, hợp tác đa dạng, có hiệu quả trong các ngành, lĩnh vực; xây dựng các mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị, trong đó tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, lựa chọn cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và quan tâm lựa chọn các quy trình sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn an toàn, hướng sản xuất hữu cơ.

- Tập trung nguồn lực, quan tâm hỗ trợ, tư vấn, đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, các mô hình tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh nông nghiệp tổng hợp theo chuỗi giá trị, định hướng sản phẩm chủ lực, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nông sản, đẩy mạnh thực hiện liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

3.2. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

[...]