Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 10799/KH-UBND năm 2019 về phát triển kinh tế tập thể năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 10799/KH-UBND
Ngày ban hành 19/09/2019
Ngày có hiệu lực 19/09/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Quốc Hùng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10799/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 19 tháng 9 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 20/11/2012;

Căn cứ Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ vphê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Văn bản số 5678/BKHĐT-HTX ngày 12/8/2019 của Bộ kế hoạch và Đầu tư vxây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2020;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đng Nai như sau:

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2019

A. TÌNH HÌNH KINH TẾ TẬP THỂ 2019

I. Đánh giá dự trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã

1. Về số lượng, doanh thu và thu nhập của Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (HTX, LH HTX, THT)

1.1. Về tổ hợp tác, câu lạc bộ năng suất cao

Toàn tỉnh hiện có 1.158 CLB-THT (tăng 12 so với cuối năm 2018) với 29.890 tổ viên. Trong đó có 746 CLB-THT thuộc lĩnh vực trồng trọt, 288 CLB-THT chăn nuôi, 17 CLB-THT thủy sản và 107 CLB-THT thuộc lĩnh vực khác. Tổng diện tích đất sản xuất 23.173 ha; tổng đàn là 371.532 con (heo, gà, trâu bò, dê)... SCLB-THT đăng ký hoạt động theo Nghị định s151/2007/NĐ-CP là 723 chiếm 62,43%.

Có 03 vùng GAHP đã thiết lập được 67 THT chăn nuôi heo theo quy trình GAHP với tng s863 hộ chăn nuôi (huyện Thống Nhất: 30 THT; Xuân Lộc: 22 THT; Long Khánh: 15 THT, đây là những vùng tập trung có số hộ sống bằng ngh chăn nuôi, chiếm tỷ lệ lớn so với tổng đàn vật nuôi của tỉnh). Đến nay có 47/67 THT được chứng nhận VietGAHP.

Các THT hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề như nông nghiệp, dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, đúc gang, hàng mộc xuất khẩu... đáp ứng nhu cu phát triển kinh tế hộ, mang lại lợi ích thiết thực, góp phần giải quyết những yêu cu thực tế, thúc đy kinh tế nông nghiệp phát triển, làm tiền đề hình thành Hợp tác xã.

Tuy nhiên, nhiều THT vẫn hoạt động thiếu ổn định, theo mùa vụ, còn hình thức, chưa cung cp các dịch vụ thiết thực cho tổ viên, chưa đăng ký theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, chưa thực sự là cơ sđể phát triển thành hợp tác xã... Việc theo dõi tình hình và hỗ trợ THT gặp nhiều khó khăn do cán bộ kinh tế tập thể các xã, phường, thị trấn thường thay đổi.

1.2. Về hp tác xã (HTX), Liên hiệp HTX, Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND)

- Trong 06 tháng đầu năm 2019 đã thành lập mới 18 HTX (14 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 01 HTX xây dựng, 03 HTX TTCN, 02 HTX TMDV) đạt 54% kế hoạch năm. Tổng vốn điều lệ đăng ký thêm: 27.440 triệu đồng và 136 thành viên tham gia. Bình quân vốn điều lệ HTX đăng ký mới là 1.524 triệu đồng và 8 thành viên/HTX.

- Đã tiến hành giải thể 07 HTX ngưng hoạt động. Trong đó có 05 HTX NN, 01 HTX Vận tải, 01 HTX TTCN và Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai đã thu hồi giấy phép hoạt động của 01 Quỹ TDND An Lộc (Vĩnh Cửu).

- Lũy kế đến 30/6/2019, toàn tỉnh có 399 HTX; Quỹ TDND và 01 Liên hiệp HTX, trong đó:

+ 373 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ 1.189,094 tỷ đồng, 96.716 thành viên và 53.371 lao động. Bình quân vốn điều lệ một HTX theo đăng ký là 3,188 tỷ đồng với 259 thành viên và 143 lao động thường xuyên.

+ 12 Hợp tác xã và 01 Liên hiệp Hợp tác xã đang chờ hướng dẫn thủ tục chuyển đổi và làm thủ tục chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Với tổng vốn điều lệ 385,2 tỷ đồng, 149 thành viên và 341 lao động.

+ 14 HTX ngưng hoạt động vì yếu kém (trong đó có 01 Quỹ tín dụng nhân dân) và đang chờ làm thủ tục giải thể tự nguyện, trong đó có 8 HTX phải làm thủ tục giải thể bắt buộc. Với tổng vốn điều lệ là 55,126 tỷ đồng; 131 thành viên. Tuy nhiên vì nợ thuế nên đến nay vẫn chưa thể giải thể được.

+ Doanh thu bình quân của một HTX là 12,667 tỷ đồng/năm, lãi bình quân một HTX đạt 961 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của thành viên và lao động HTX năm 2018 đạt khoảng 73,6 triệu đồng/năm. Riêng đối với lĩnh vực nông nghiệp thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã là 35 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân năm của thành viên hợp tác xã 30 triệu đồng/năm.

Nhìn chung các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã mới được thành lập, hoạt động đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực; nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác được củng c, đổi mới về tổ chức và hoạt động, trong đó xut hiện một s đin hình tiên tiến, hợp tác xã khá giỏi chiếm tỷ trọng ngày càng cao; thành viên tham gia hợp tác xã có chiều hướng tăng lên; vốn điều lệ của hợp tác xã ngày càng lớn; lĩnh vực hoạt động ngày càng rộng, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động. Liên kết giữa các hợp tác xã với nhau và với các tchức kinh tế khác bước đầu có sự phát triển. Các tổ chức kinh tế tập thđã từng bước khng định là nhân tquan trọng góp phần bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị ở cơ sở và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, hoạt động kinh tế tập thể vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài. Nhiều hạn chế, yếu kém của kinh tế tập thể mà Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX đã chỉ ra, đến nay vẫn chưa được khc phục. Tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tập thể chậm, tỉ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh thấp. Phần lớn các hợp tác xã hoạt động với quy mô nhỏ, vốn ít, cơ sở vật chất nghèo nàn, không có tài sản thế chấp khi vay các tổ chức tín dụng, công nghệ lạc hậu; nội dung hoạt động còn đơn điệu, còn có những biểu hiện hình thức, xa rời bản chất các nguyên tc và giá trị hợp tác xã; sự liên kết, hợp tác của các hợp tác xã chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả thấp; đội ngũ cán bộ quản lý phn lớn chưa được đào tạo... từ đó khó thu hút và huy động vốn góp của thành viên; chưa thực sự trở thành “bà đỡ” cho thành viên và thành viên cũng chưa gắn bó với hợp tác xã; còn nhiều tổ hợp tác hoạt động mang tính tự phát, hình thức, chưa đúng với quy định của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP; do đó hoạt động của tổ hợp tác chưa thực sự là nền tảng để phát triển thành HTX; kinh tế tập thể chưa thhiện và đảm nhiệm vai trò cùng với kinh tế Nhà nước làm nền tảng vững chắc của nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tnh.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức về phát triển kinh tế tập thể của một số cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đng đầu chưa đy đủ, chưa thống nhất; đánh giá về kinh tế tập thể chưa toàn diện, chưa thấy hết vai trò quan trọng của khu vực kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh, quốc phòng. Năng lực của các tổ chc kinh tế tập thể còn yếu. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể còn nhiu hạn chế, bộ máy phân tán, hoạt động kém hiệu quả; khung pháp luật và chính sách phát triển kinh tế tập thể còn nhiều bất cập; các cp chính quyn chưa làm tốt việc trin khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, chưa kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của kinh tế tập thể, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh phát triển của khu vực kinh tế tập thể.

2. Tình hình chuyển tiếp, đăng ký lại theo Luật HTX năm 2012

[...]