Kế hoạch 444/KH-UBND kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2024

Số hiệu 444/KH-UBND
Ngày ban hành 02/02/2024
Ngày có hiệu lực 02/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Ngọc Sâm
Lĩnh vực Đầu tư,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 444/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2024

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 36/2021/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước của tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 06/BC-SKHĐT ngày 09 tháng 01 năm 2024 về việc báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 1025/KH-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh năm 2024(1) với các nội dung như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư thực hiện theo quy định của Chính phủ, nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư chung và từng chương trình, dự án cụ thể đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh phù hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư.

- Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý dự án theo quy định của pháp luật, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án, giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

- Đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp nhằm phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư. Chỉ rõ những sai phạm cần khắc phục và đề xuất, kiến nghị kịp thời những biện pháp giải quyết.

2. Yêu cầu

- Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư là nhiệm vụ thường xuyên, chủ động, đảm bảo thống nhất, phối hợp trong quá trình thực hiện quản lý chương trình, đầu tư dự án. Có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

- Phản ảnh đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án.

- Đề xuất, kiến nghị kịp thời, có phương án, giải pháp cụ thể, khả thi để khắc phục các tồn tại, bất cập.

II. Nội dung, phạm vi, đối tượng và kế hoạch kiểm tra, giám sát

1. Nội dung kiểm tra, giám sát

- Việc chấp hành quy định về: Giám sát, đánh giá đầu tư; đấu thầu; bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường.

- Việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; tiến độ thực hiện dự án.

- Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng.

- Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

- Việc báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ và cập nhật các thông tin dự án lên Hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 100, khoản 4 Điều 101 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư.

2. Phạm vi: Các chương trình, dự án tại Phụ lục kèm theo.

3. Đối tượng và kế hoạch kiểm tra, giám sát: Chủ đầu tư các chương trình, dự án tại Phụ lục kèm theo.

4. Thời gian kiểm tra, giám sát: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo cụ thể về thời gian kiểm tra, giám sát từng chương trình, dự án.

[...]