Kế hoạch 39/KH-UBND về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 19/03/2019
Ngày có hiệu lực 19/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Ngọc Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP và Kế hoạch 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 376/TTr-SYT ngày 15/3/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019, với những nội dung sau:

I. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Năm 2018, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường chỉ đạo, điều hành công tác quản lý ATTP. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, tuân thủ các quy định của nhà nước về đảm bảo vệ sinh ATTP; ý thức, thực hành của người tiêu dùng về vệ sinh ATTP cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, công tác quản lý vệ sinh ATTP trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, cụ thể như:

- Chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản như: rau, củ, quả, thịt an toàn. Quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả đảm bảo ATTP còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cvề số lượng và chủng loại; chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y.

- Chưa kiểm soát điều kiện vệ sinh ATTP tại các chợ, chợ tự phát, chợ lưu động; việc vận chuyển lưu thông thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, đến vùng sâu, vùng xa; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn bày bán trên thị trường.

- Sự phát triển ngày càng rầm rộ cả về quy mô và số lượng của các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tự phát, như: thức ăn đường ph, dịch vụ nấu đám tiệc lưu động, dịch vụ ăn uống trên các nhà bè…; Sự gia tăng các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tự phát, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu công nghiệp; nhiều bếp ăn tập thể tại các trường học, mẫu giáo, mầm non chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ đc hàng loạt.

- Mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý về ATTP của các cp còn quá mỏng, đặc biệt tại các tuyến huyện/ xã phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa được chuyên môn hóa. Hầu hết, Phòng Y tế, Nông nghiệp, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố thiếu cán bộ quản lý. Đầu tư cho công tác quản lý ATTP còn quá hạn chế. Trang thiết bị đo, kiểm nghiệm di động hoặc cố định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác thanh kiểm tra chưa được đầu tư.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP của nhiều địa phương còn mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm ATTP. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các cấp chưa chặt chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn, xử lý những cơ sở chây ỳ, cố tình không thực hiện các quy định của nhà nước trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hành lang pháp lý chưa rõ ràng, không khả thi với tình hình thực tế tại địa phương. Một số nơi, thiếu sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, chưa quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ nhân vật lực cho mạng lưới làm công tác quản lý ATTP.

- Nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao, nhiều cơ sở thực phẩm sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận đã sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, coi thường sức khỏe người tiêu dùng.

- Người dân cũng chưa phát huy trách nhiệm và quyền lợi của người tiêu dùng trong việc phát hiện và đấu tranh với những hành vi vi phạm về vệ sinh ATTP. Thói quen, tập tục ăn uống của người dân còn quá dễ dãi trong việc chọn mua và sử dụng thực phẩm không an toàn, thêm vào đó, đời sống kinh tế khó khăn phải chấp nhận sử dụng thực phẩm trôi nổi, giá rẻ mặc dù biết nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm có thể xảy ra.

II. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi;

- Kế hoạch số 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 7708/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020.

- Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ, du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020.

III. Mục tiêu

1. Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng, phấn đấu các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP đạt tỷ lệ:

- 85% đối tượng là người quản lý (bao gồm lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm).

- 75% đối tượng là người sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.

2. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý ATTP

Hoàn thiện, nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến xã; đầu tư, nâng cấp phòng kiểm nghiệm ATTP của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm theo hướng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đủ năng lực kim nghiệm thực phẩm.

3. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở thực phẩm, cụ thể:

* Ngành Y tế

[...]