Kế hoạch 423/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 423/KH-UBND
Ngày ban hành 13/02/2017
Ngày có hiệu lực 13/02/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Thanh Liêm
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 423/KH-UBND

Bình Dương, ngày 13 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (gọi tắt là Nghị định số 66/2008/NĐ-CP), Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (gọi tắt là Quyết định số 2139/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đảm bảo tính chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; thông qua đó, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định pháp luật, tăng cường nhận thức, ý thức về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp; thực hiện chủ trương Nhà nước kiến tạo, lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ theo Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

- Từng bước nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP; tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành tỉnh trong việc thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp để góp phần giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức pháp luật, ý thức tìm hiểu, tuân thủ pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, chủ động phòng chống rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp; đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với doanh nghiệp.

2. Yêu cầu

Triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xác định hoạt động ưu tiên trong việc triển khai Kế hoạch; thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp để kịp thời có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu qua công tác này trên địa bàn tỉnh.

- Đảm bảo đúng nội dung, hình thức và phương pháp thực hiện các hoạt động cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP; đảm bảo tính khả thi, hợp lý, khai thác hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tăng cường năng lực cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

a) Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Cách thức thực hiện: Rà soát và ban hành Quyết định kiện toàn tổ chức của Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý của tỉnh;

- Cơ quan thực hiện: Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý của tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan;

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2017.

b) Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức, viên chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cán bộ pháp chế doanh nghiệp.

- Cách thức thực hiện: Cử công chức, viên chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cán bộ pháp chế doanh nghiệp tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật do cơ quan cấp trên, sở, ban, ngành tỉnh tổ chức.

- Cơ quan thực hiện: Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý của tỉnh và các sở, ban, ngành tỉnh; đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2017.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin pháp lý cho doanh nghiệp

a) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tiếp tục cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Trang Công báo tỉnh, cổng Thông tin điện tử của tỉnh; cập nhật thủ tục hành chính lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương (văn bản pháp luật mới), văn bản chỉ đạo điều hành chuyên ngành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, các tin, bài viết, sổ tay pháp luật, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp trên Trang Thông tin điện tử, bản tin các sở, ban, ngành tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố.

- Trách nhiệm thực hiện:

+ Sở Tư Pháp: Chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tổ chức cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

+ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổ chức triển khai thực hiện việc trích xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tới Trang Công báo tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh.

+ Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thường xuyên kiểm tra, rà soát văn bản trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi có sự mâu thuẫn giữa các thông tin cơ bản của văn bản trên Cơ sở dữ liu quốc gia về pháp luật với bản chính văn bản do chính cơ quan mình tham mưu ban hành, phải thông báo đến Sở Tư pháp để thực hiện việc hiệu đính văn bản; cập nhật các văn bản chỉ đạo điều hành chuyên ngành do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, các tin, bài viết, sổ tay pháp luật, tài liệu liên quan đến doanh nghiệp trên Trang Thông tin điện tử, bản tin của cơ quan, đơn vị mình.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

[...]