Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 4172/KH-UBND năm 2017 về tiếp tục thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021 do tỉnh Cao Bằng ban hành

Số hiệu 4172/KH-UBND
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Trịnh Hữu Khang
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4172/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG” ĐẾN NĂM 2021

Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021; Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường" đến năm 2021, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 (sau đây gọi tắt là Chương trình 705) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"; Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” và Kế hoạch số 2720/KH-UBND ngày 25/8/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Kế hoạch số 2720/KH-UBND), nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường.

Đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.

2. Mục tiêu cụ thể

- Sở Giáo dục và Đào tạo; các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật;

- Phấn đấu hằng năm có từ 80% trở lên đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy kiến thức, môn học, học phần về pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ;

- Phấn đấu 100% trường học triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn học, học phần về pháp luật theo quy định;

- Rà soát, hoàn thiện nội dung chương trình, tài liệu tham khảo phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường; tiếp tục triển khai chương trình môn học pháp luật trong các chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo hướng cung cấp các nội dung pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, trong đó tập trung vào các quy định pháp luật về lao động, hợp đồng lao động và các quy định gắn với đặc thù của từng ngành, nghề; đưa ni dung phòng, chng tham nhũng vào nội dung chương trình, môn học pháp luật;

- Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường; khuyến khích hình thức tuyên truyền pháp luật trên các trang mạng xã hội, triển khai giảng dạy môn học pháp luật, giáo dục công dân trực tuyến, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật điện tử, kết nối, chia sẻ, tích hp tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên môi trường mạng để phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn học pháp luật, giáo dục công dân;

- Bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; các cơ sở giáo dục, các tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm được giao theo Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và nhân rộng các mô hình, cách làm mới, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhu cầu và địa bàn, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

II. YÊU CẦU

1. Kế thừa kết quả và kinh nghiệm triển khai thực hiện Đán 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 142/KH-UBND ngày 31/01/2013 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013-2016 để tiếp tục triển khai có hiệu quả đến năm 2021, bảo đảm tính liên tục và tính hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan, đoàn thể để bảo đảm triển khai sâu rộng, toàn diện, đồng bộ các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh.

3. Chú trọng giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của người học để hình thành nhân cách con người Việt Nam phát triển toàn diện trong giai đoạn mới.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Quán triệt, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, nhân viên và học sinh trong nhà trường đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện.

2. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; đổi mới phương pháp giảng dạy kiến thức pháp luật trong nhà trường; tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cụ thể:

- Rà soát, phân công, thống nhất giao nhiệm vụ cho các đơn vị, cán bộ làm đầu mối tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường trên địa bàn tỉnh;

- Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, am hiểu pháp luật và có kỹ năng nghiệp vụ tốt; ưu tiên bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên phát triển nguồn tại chỗ, người biết sử dụng tiếng dân tộc thiểu số; chú trọng xây dựng, quản lý, sử dụng hiệu quả đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật trong trường học bảo đảm về số lượng và chất lượng;

- Định kỳ hàng năm, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, cung cấp đủ tài liệu để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong đó ưu tiên hình thức bồi dưỡng trực tuyến. Thường xuyên quan tâm xây dựng tủ sách pháp luật trong các nhà trường, bố trí kinh phí để bổ sung đầu sách pháp luật mới ban hành, tạo điều kiện cho mọi người được tiếp cận với thông tin pháp luật.

4. Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng công nghệ thông tin

- Về nội dung: tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định mới liên quan đến giáo dục, các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của chính sách pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách pháp luật về: an ninh, quốc phòng, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực học đường; về cải cách hành chính; về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ khởi nghiệp; pháp luật về Internet và an toàn thông tin mạng; hoạt động đi ngoại và hội nhập quốc tế,... tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cn định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thi hành pháp luật.

- Về hình thức: tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin nội bộ của nhà trường, đơn vị trực thuộc; phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, Công đoàn nhà trường trong việc phổ biến pháp luật cho người học, nhà giáo, người lao động trong nhà trường. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin đtìm, lưu trữ các tài liệu, học liệu, hình thành kho học liệu s, thư viện điện tử phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng qua mạng, hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

[...]