Kế hoạch 4141/KH-UBND nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 và những năm tiếp theo

Số hiệu 4141/KH-UBND
Ngày ban hành 10/07/2017
Ngày có hiệu lực 10/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4141/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2017 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Để nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh trong năm 2017 và những năm tiếp theo cũng như kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của Thủ trưởng các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Quảng Ngãi năm 2017 và những năm tiếp theo, cụ thể như sau:

I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THƯỜNG XUYÊN TRONG NĂM 2017 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ: số 19- 2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020; số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Quyết định, Chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết này (Quyết định số 185/QĐ-UBND ngày 28/02/2017; s 1197/QĐ-UBND ngày 05/7/2016; số 370/QĐ-UBND ngày 08/3/2017; s 779/QĐ-UBND ngày 26/4/2017; số 881/QĐ-UBND ngày 12/5/2017; số 321/QĐ-UBND ngày 31/7/2014; Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 08/11/2016); Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 12/6/2017 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Quảng Ngãi; Bản cam kết giữa tỉnh Quảng Ngãi với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ngày 10/8/2016 về việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

2. Người đứng đầu các cấp, các ngành, đặc biệt là các huyện, thành phố phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt nhằm tạo sự chuyển biến căn bản, rõ nét về tư duy, nhận thức, quan điểm chỉ đạo và triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở cơ quan, đơn vị; quán triệt cho công chức, viên chức thuộc quyền về tinh thần, thái độ phục vụ doanh nghiệp. Hàng năm, kiểm tra kết quả thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị và đánh giá trách nhiệm người đứng đầu.

3. UBND tỉnh tổ chức đối thoại với doanh nghiệp định kỳ ít nhất 02 lần/năm để gặp gỡ, lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp cũng như tạo sự gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng Chương trình “Cà phê doanh nhân”.

Các Hiệp hội doanh nghiệp nâng cao vai trò cầu nối, nắm bắt, phản ảnh những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đến lãnh đạo tỉnh cũng như hiệu quả trong hoạt động xây dựng, phản biện chính sách, quy định của tỉnh.

UBND các huyện, thành phố chủ động lựa chọn mô hình ít nhất mỗi quý 01 lần đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn để tiếp thu, xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền.

4. Từng sở, ban ngành, địa phương xây dựng công khai quy trình giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) bằng tờ rơi để doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi, đầy đủ, kịp thời vận dụng,... Công khai minh bạch, đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình trên website. Đặc biệt, đối với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố công khai minh bạch quy trình, thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận đất đai khi thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm các dịch vụ công cơ bản được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3 và một số dịch vụ ở mức độ 4. Tiếp tục đổi mới, cải cách thủ tục, giảm thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống dưới 02 ngày làm việc. Nâng cao trách nhiệm công vụ, giải quyết các TTHC của các sở, ngành, địa phương liên quan đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình thành lập, đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh.

6. Triển khai hoạt động có hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và huyện, góp phần giải quyết hồ sơ một cửa nhanh chóng, thuận tiện cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

7. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ trong công tác thanh, kiểm tra, tránh trùng lắp, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng, lạm dụng việc thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.

8. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban ngành và UBND cấp huyện (Department and District Competitiveness Index - DDCI) tỉnh Quảng Ngãi; trình UBND tỉnh ban hành trong năm 2017 để triển khai thực hiện trong năm 2018.

9. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đào tạo và tuyển dụng lao động; cung ứng lao động cho các doanh nghiệp theo phương châm đáp ứng yêu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng. Thực hiện có hiệu quả kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân giai đoạn 2016-2020.

10. Tăng cường mối quan hệ với VCCI Việt Nam và VCCI chi nhánh Đà Nng để được tư vấn hỗ trợ nâng cao chỉ số PCI của tỉnh.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN TRONG NĂM 2017

1. Đối với chỉ số Gia nhập thị trường

a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tham mưu cải thin và nâng cao thứ hạng, điểm số chỉ số Gia nhập thị trường so với năm 2016, cụ thể:

- Tham mưu xây dựng quy trình thống nhất về thủ tục đầu tư, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và đầu tư. Hoàn thành trong quý 4 năm 2017.

- Rà soát, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuống dưới 02 ngày làm việc. Hoàn thành trong quý 3 năm 2017.

- Triển khai các hoạt động khởi nghiệp: Tổ chức lễ phát động và triển khai cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp, Hội thảo khởi nghiệp; tổ chức có hiệu quả chương trình khởi nghiệp cùng chuyên gia, tổ chức tuyên truyền, tư vấn, đào tạo, định hướng cho các tổ chức, cá nhân khởi xưng ý tưởng kinh doanh. Hoàn thành trong quý 4 năm 2017.

b) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, xây dựng quy trình thống nhất giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, trình UBND tỉnh xem xét ban hành, nhằm rút ngắn thời gian thực hiện TTHC cho doanh nghiệp để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư các dự án, công trình. Hoàn thành trong quý 4 năm 2017.

2. Đối với chỉ số Tiếp cận đất đai

a) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tham mưu cải thin và nâng cao thứ hng, điểm số chỉ số Tiếp cận đất đai so với năm 2016, cụ thể:

- Tham mưu giải quyết các vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn lực đất đai thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh. Hoàn thành trong quý 3 năm 2017.

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, doanh nghiệp biết, thực hiện và giám sát việc thực hiện quy hoạch; số hóa và tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin quy hoạch giữa Sở Tài nguyên và Môi trường và các huyện, thành phố. Hoàn thành trong quý 3 năm 2017.

b) Cục trưởng Cục Thuế tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện một số nội dung sau:

[...]