Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 7493/KH-UBND năm 2017 về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

Số hiệu 7493/KH-UBND
Ngày ban hành 03/11/2017
Ngày có hiệu lực 03/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7493/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 03 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị Quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;

Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 06/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, với những nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ PCI TỈNH LÂM ĐỒNG TỪ NĂM 2013-2016

1. Kết quả xếp hạng PCI qua các năm

Trong thời gian qua, Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đang hoạt động và thu hút doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư tại địa phương. Kết quả chỉ số PCI của tỉnh Lâm Đồng trong từ năm 2013 đến năm 2016 theo công bố của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, như sau:

TT

Chỉ sthành phần

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Điểm số

Xếp hạng

Điểm số

Xếp hạng

Điểm số

Xếp hạng

Điểm số

Xếp hạng

2016/ 2015

1

Chi phí gia nhập thị trường

7,30

42

8,45

28

8,27

40

8,24

51

11

2

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

6,29

50

5,79

29

6,18

21

5,44

48

27

3

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

6,12

14

6,43

15

6,45

20

6,80

7

-13

4

Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

5,14

59

5,77

54

6,59

32

6,72

26

-6

5

Chi phí không chính thức

6,10

40

5,15

33

4,93

34

5,42

28

-6

6

Môi trường cạnh tranh bình đẳng

6,37

16

5,95

12

5,35

18

5,44

20

2

7

Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

5,88

26

3,96

49

4,21

48

4,98

29

-19

8

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

4,85

47

5,71

29

5,53

33

5,07

48

15

9

Đào tạo lao động

5,27

35

5,86

30

5,96

20

5,63

43

23

10

Thiết chế pháp lý

6,29

17

5,32

46

5,86

28

5,70

22

-6

Điểm số PCI

57,22

58,79

59,04

58,66

Xếp hạng chung

36

29

21

27

Nhóm xếp hạng

Khá

Khá

Khá

Khá

Theo số liệu nêu trên, từ năm 2013 đến năm 2016 điểm số PCI năm sau cao hơn năm trước và vị thứ xếp hạng chuyển biến tích cực, những năm 2016 điểm số giảm so với năm trước và vị thứ xếp hạng giảm 6 bậc (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm).

2. Kết quả đánh giá từng chỉ số PCI thành phần

2.1. Có 04 chỉ số thành phần của PCI đã cải thiện được vị trí xếp hạng và điểm số:

a) Chỉ số Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin (trọng số 20%)

Chỉ số này năm 2016 đạt 6,80 điểm (tăng 0,35 điểm so năm 2015, tăng 0,37 điểm so năm 2014 và tăng 0,68 điểm so năm 2013), xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố (tăng 13 bậc so năm 2015, 08 bậc so năm 2014 và 07 bậc so với năm 2013) và xếp thứ 01/05 tỉnh Tây Nguyên. Qua phân tích cho thấy doanh nghiệp đã đánh giá một số chỉ tiêu năm 2016 có chuyển biến hơn so với những năm trước như:

- Tiếp cận tài liệu quy hoạch đạt 2,65 điểm (tăng 0,27 điểm so năm 2015, 0,3 điểm so năm 2014 và 0,04 điểm so năm 2013), xếp thứ 04/63 tỉnh, thành phố (tăng 30 bậc so năm 2015, 50 bậc so năm 2014 và 28 bậc so năm 2013).

- Tiếp cận tài liệu pháp lý đạt 3,12 điểm (tăng 0,44 điểm so năm 2015 nhưng giảm 0,04 điểm so năm 2014 và 0,05 điểm so năm 2013), xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố (tăng 11 bậc so năm 2015, 15 bậc so năm 2014 và 07 bậc so năm 2013).

- Tỷ lệ doanh nghiệp thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trong hoạt động kinh doanh cũng được cải thiện từ 61,9% năm 2015 xuống còn 47,32% năm 2016, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố (tăng 20 bậc so năm 2015).

- Độ mở của trang web của tỉnh tăng 02 điểm so với năm 2015, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố (tăng 08 bậc so năm 2015).

- Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng các tài liệu về ngân sách đủ chi tiết để doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh tăng từ 87,27% năm 2015 lên 88,57% năm 2016, xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố (tăng 03 bậc so năm 2015).

- Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng các tài liệu về ngân sách được công bố ngay sau khi cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt tăng từ 72,34% năm 2015 lên 77,42% năm 2016; xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 13 bậc so năm 2015).

Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng cần có “mối quan hệ” để có được tài liệu của tỉnh vẫn ở mức cao (58,56%); vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh giảm từ 43,07% năm 2015 xuống còn 40,38% năm 2016; khả năng có thể dự đoán được trong thực thi của tỉnh đối với quy định pháp luật của Trung ương giảm từ 6,71% năm 2015 xuống còn 4,63% năm 2016; việc duy trì, cập nhật liên tục, đầy đủ thông tin còn chưa tốt, hiệu quả cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp còn chưa cao.

b) Chỉ số Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước (trọng số 5%)

Chỉ số này năm 2016 đạt 6,72 điểm (tăng 0,13 điểm so năm 2015, 0,99 điểm so năm 2014 và 1,58 điểm so năm 2013), xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố (tăng 06 bậc so năm 2015, 28 bậc so năm 2014 và 33 bậc so năm 2013) và xếp thứ 02/05 tỉnh Tây Nguyên, sau tỉnh Đắk Nông. Qua phân tích các chỉ tiêu cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp đối với một số chỉ tiêu đang dần được cải thiện, cụ thể:

- 38,68% doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước (tăng 3,11% so năm 2015, 10,11% so năm 2014 và 9,9% so năm 2013), xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố (tăng 17 bậc so với năm 2015 và 31 bậc so năm 2013 nhưng giảm 04 bậc so năm 2014).

- Số cuộc thanh tra, kiểm tra trung vị (tất cả các cơ quan) là 02 cuộc, xếp thứ hạng từ 27/63 tỉnh, thành phố (tăng 29 bậc so năm 2015, 34 bậc so năm 2014 và 33 bậc so năm 2013).

[...]