Kế hoạch 412/KH-UBND năm 2023 tập trung giải quyết khó khăn về triển khai hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025

Số hiệu 412/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2023
Ngày có hiệu lực 19/12/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 412/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 12 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂN VỀ TRIỂN KHAI HẠ TẦNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2023-2025

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-BTTTT ngày 25/5/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ tiêu chí đánh giá phát triển hạ tầng số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 365/KH-UBND ngày 07/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 - 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tập trung giải quyết khó khăn về triển khai hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2025 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Giải quyết, tháo gỡ kịp thời các khó khăn vướng mắc về phát triển hạ tầng số.

2. Thúc đẩy phát triển hạ tầng số được bền vững, phù hợp, gắn với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2023 - 2025.

3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai phát triển hạ tầng số.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường việc hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp các quy định về đầu tư phát triển hạ tầng số.

2. Rà soát các kiến nghị về giải quyết các khó khăn vướng mắc liên quan đến phát triển hạ tầng số để giải quyết kịp thời, không để tồn đọng kéo dài.

3. Công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn nhằm tăng cường công tác phối hợp triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông, hạ tầng dùng chung đảm bảo đồng bộ, hiệu quả.

4. Đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và chuyển đổi số của tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp, các đơn vị liên quan:

a) Tăng cường quán triệt, tổ chức thực hiện các văn bản về phát triển hạ tầng số trên địa bàn.

b) Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông phải được ưu tiên phát triển và ưu tiên sử dụng các không gian để lắp đặt, bảo đảm thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình nhưng phải đồng bộ, bảo đảm mỹ quan đô thị, ưu tiên sử dụng chung với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác.

c) Khi quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao… phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và thuận tiện cho việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

d) Tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông duy trì các trạm BTS đã lắp đặt trên tài sản công cho đến khi có quy định mới của Chính phủ theo nội dung quy định tại Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 10/10/2020 về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2020.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển hạ tầng băng rộng đến năm 2025; Kế hoạch về cải tạo, chỉnh trang, ngầm hóa cáp, dây thuê bao giai đoạn 2021 - 2025 và Kế hoạch phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023 - 2025.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh.

c) Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin tại Trung tâm dữ liệu tỉnh đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số theo từng giai đoạn; đảm bảo kết nối mạng WAN thông suốt, an toàn và ổn định.

d) Hướng dẫn các cơ quan báo chí truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển hạ tầng số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và chuyển đổi số của tỉnh; Thực hiện truyền thông chủ động trên ứng dụng Hue-S, truyền thanh thông minh và mạng xã hội.

đ) Hỗ trợ truyền thông các chính sách của doanh nghiệp, truyền thông các ứng dụng trên Hue-S; triển khai mạnh mẽ các chương trình: thanh toán qua ví điện tử, dịch vụ công trực tuyến trên Hue-S, chữ ký số… để kích cầu sử dụng điện thoại thông minh trong dân.

e) Theo dõi theo dõi, giám sát việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.

[...]