Kế hoạch 411/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành

Số hiệu 411/KH-UBND
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 411/KH-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CHUYỂN HÓA ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM, PHỨC TẠP VỀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 1960/QĐ-BCA-C41, ngày 08/6/2017 của Bộ Công an phê duyệt Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020 và Công văn số 1829/BCĐ-C41 ngày 12/6/2017 của Ban Chỉ đạo 138/CP về triển khai Đề án; Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; xác định rõ vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành, đầu tư nguồn lực, phương tiện, lực lượng, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và người dân ở cơ sở thực hiện chuyển hóa thành công địa bàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về TTATXH thành địa bàn an toàn, giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, không để hình thành điểm nóng phức tạp về TTATXH. Hàng năm, tổ chức chuyển hóa thành công ít nhất 60% tổng số địa bàn được lựa chọn chuyển hóa.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để duy trì bền vững kết quả đã đạt được ít nhất 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không phức tạp trở lại sau chuyển hóa.

2. Yêu cầu về chỉ tiêu

- Tại các địa bàn chuyển hóa không có dấu hiệu hoạt động của tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”; tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 80% trở lên, các tội phạm gây án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt từ 95% trở lên trong tổng số án khởi tố; 100% tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được tiếp nhận, xử lý.

- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù và đặc xá về cư trú tại địa bàn xuống dưới 15%.

- Các địa bàn được lựa chọn chuyển hóa củng cố được hệ thống chính trị, hoạt động hiệu quả, vững mạnh, đoàn kết.

- 100% các địa bàn được lựa chọn chuyển hóa tiến hành xây dựng và củng cố ít nhất 01 mô hình vận động nhân dân tham gia phòng, chống tội phạm (PCTP), bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải, hoạt động hiệu quả; xây dựng và duy trì thực hiện các nội quy, quy tắc nếp sống cộng đồng văn minh, tiến bộ.

- 100% các hộ dân tại địa bàn chuyển hóa được phổ biến, tuyên truyền về công tác PCTP và vi phạm pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỊA BÀN, TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH ĐỊA BÀN, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Kế hoạch này được triển khai thực hiện tại tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

2. Địa bàn chuyển hóa: Là tất cả các xã, phường, thị trấn được Ban Chỉ đạo PCTP, HIV/AIDS, TNXH và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cấp huyện lựa chọn, quyết định tổ chức chuyển hóa.

Hàng năm, Công an cấp huyện căn cứ vào các nhóm tiêu chí cụ thể xác định, lựa chọn địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH, tham mưu cho Ban Chỉ đạo cùng cấp xem xét, quyết định.

Tổng số đơn vị cấp xã được xác định là trọng điểm, phức tạp về TTATXH để thực hiện chuyển hóa hàng năm không quá 15% (theo đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố lựa chọn tối đa 02 đơn vị cấp xã để thực hiện) trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã hiện có tại mỗihuyện,thịxã, thành phố. Đối với các xã, phường, thị trấn đã chuyển hóa thành công được đưa ra khỏi diện.

Đối với các xã, phường, thị trấn được công nhận là trọng điểm, phức tạp về ANTT (quy định tại Thông tư số 15/2010/TT-BCA ngày 24/5/2010 của Bộ Công an) nếu phức tạp về trật tự, an toàn xã hội thì cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Đề án này.

3. Các nhóm tiêu chí xác định địa bàn gồm:

a) Nhóm tiêu chí về hình sự:

- Số vụ phạm pháp hình sự xảy ra;

- Số đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang thi hành các bản án hình sự nhưng giao cho địa phương quản lý;

- Số người vi phạm pháp luật trong diện quản lý, giáo dục, cảm hóa tại địa bàn dân cư theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP;

- Số đối tượng sưu tra về hình sự;

- Số đối tượng truy nã hoặc trốn thi hành án;

- Số băng, ổ, nhóm tội phạm đang hoạt động trên địa bàn nhưng chưa được xử lý;

- Số tụ điểm hoặc điểm phức tạp về TNXH chưa được triệt xóa;

[...]