Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường biện pháp bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Số hiệu | 02/CT-UBND |
Ngày ban hành | 16/01/2017 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/2017 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Nguyễn Văn Trì |
Lĩnh vực | Thương mại |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 16 tháng 01 năm 2017 |
Năm 2016, tình hình thị trường cung - cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn đảm bảo, không xảy ra tình trạng sốt hàng, thiếu hàng gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian cuối năm, theo quy luật, thị trường hàng hóa sẽ sôi động, chỉ tiêu của người dân vào cuối năm tăng cao, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, tình hình thời tiết, dịch bệnh trên người, vật nuôi và cây trồng trong những tháng cuối năm luôn có những diễn biến phức tạp, khó lường, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn trong những dịp cuối năm có nhiều diễn biến phức tạp.
Trước tình hình trên, để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, hàng hóa với chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý và tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đồng thời, triển khai thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 01/11/2016 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và Chỉ thị số 06/CT-BTC ngày 19/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 và Công văn số 16559/BTC-QLG ngày 18/11/2016 V/v tiếp tục tăng cường biện pháp quản lý, bình ổn thị trường giá cả, kiềm chế lạm phát của Bộ Tài chính.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành, thị; các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tập trung triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các vấn đề về giá cả, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
- Chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn để chủ động có phương án kịp thời đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường khi cần thiết.
- Kịp thời tham mưu và đề xuất với UBND tỉnh đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh và gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc cung ứng điện, có phương án dự phòng đảm bảo đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
- Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành, thị tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh thương mại.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp liên quan tổ chức chu đáo, an toàn các hội chợ nhằm kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và đảm bảo phục vụ cho nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết.
- Tăng cường phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc kịp thời thông tin đầy đủ về tình hình giá cả, thị trường. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ những thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
- Chủ động theo dõi sát tình hình giá cả thị trường và diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn để kịp thời đề xuất các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả, kiềm chế tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn; kịp thời chỉ đạo và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về giá trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, thanh tra kịp thời việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan về quản lý giá; xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm, lợi dụng thời gian cao điểm để tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật hoặc tăng giá dây chuyền khi yếu tố hình thành giá không có biến động lớn.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Chương trình bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm cân đối cung cầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ. Đồng thời, tăng cường giám sát chặt chẽ việc kê khai giá của doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá và việc xác định giá bán đối với mặt hàng thiết yếu, mặt hàng bình ổn giá, mặt hàng thuộc danh mục kê khai giá; các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước; hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công, hàng hóa, dịch vụ được trợ cước, trợ giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan, căn cứ điều kiện thực tế, khả năng cân đối ngân sách địa phương, quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính, tín dụng khác của địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bình ổn thị trường phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan, chủ động thanh tra, kiểm tra việc kê khai, kê khai lại, niêm yết giá thuốc chữa bệnh, giá các dịch vụ y tế để nâng cao chất lượng phục vụ trong việc khám và chữa bệnh.
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Trong đó, tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ quả, bánh kẹo, rượu, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm, thực phẩm không rõ nguồn gốc... Đồng thời, có các biện pháp dự phòng, phòng chống dịch bệnh, các biện pháp ngăn chặn dịch sốt xuất huyết, tay- chân- miệng... xảy ra trên địa bàn.
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc cấp cứu, điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức trực 24/24 giờ đảm bảo sơ cứu, cấp cứu kịp thời bệnh nhân đặc biệt trong trường hợp thương tích, tai nạn giao thông.
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân phòng bệnh, giữ gìn vệ sinh, an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thức ăn, đặc biệt trong các dịp lễ, tết.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tăng cường công tác kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nhằm đảm bảo an toàn trong tiêu dùng. Đồng thời, chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành, thị quản lý chặt chẽ kinh doanh, vận chuyển sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đối với sản phẩm nông sản, thủy sản trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường và đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Chủ động cân đối nguồn phân bón phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời phối hợp với Sở Công Thương cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ trong các dịp lễ, tết, nhất là mặt hàng thịt lợn, thịt gà, thực phẩm, rau củ quả... để không xảy ra thiếu hàng, tăng giá đột biến.
- Tiếp tục chỉ đạo khôi phục và phát triển chăn nuôi đi đôi với triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chỉ đạo việc giết mổ gia súc, gia cầm tập trung ở các điểm có đủ điều kiện về vệ sinh môi trường để bảo đảm có đủ nguồn sản phẩm gia súc, gia cầm sạch cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết.