Kế hoạch 3989/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 3989/KH-UBND
Ngày ban hành 21/10/2020
Ngày có hiệu lực 21/10/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Trần Thị Nga
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3989/KH-UBND

Kon Tum, ngày 21 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030; trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế1; xét đề nghị của Sở Y tế2, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cụ thể như sau:

Phần I

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015-2020

- Lũy tích tổng số người nhiễm HIV/AIDS đến ngày 30 tháng 6 năm 2020 là 500 người. Trong đó tử vong do HIV/AIDS 192 người (chiếm 38,4%); số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS 286 người (chiếm 57,2%); số người hiện nhiễm HIV/AIDS được phát hiện 308 người (chiếm 61,6%), trong đó đang quản lý được 149 người (nam giới 81 người, nữ giới 68 người).

- Số người nhiễm HIV trong độ tuổi từ 0-15 chiếm tỷ lệ 4,2%; từ 16-29 chiếm tỷ lệ 40,6%; từ 30-39 chiếm tỷ lệ 33,6%; từ 40- 49 chiếm tỷ lệ 15,8% và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 5,8% trong tổng số.

- Tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư vẫn duy trì ở mức <0,1% dân số; 100% huyện, thành phố và 76 xã, phường, thị trấn (chiếm 74,5%) có người nhiễm HIV; các ca nhiễm HIV chủ yếu tập trung tại thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

- Hình thái nhiễm HIV vẫn đang trong giai đoạn dịch tập trung, lây nhiễm HIV qua đường máu (chủ yếu tiêm chích ma túy) chiếm 47,2%, qua đường tình dục chiếm 20,4%, qua đường lây truyền từ mẹ sang con chiếm 3,2% và không rõ đường lây truyền chiếm 29,2%.

- Xu hướng và nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng nói chung và trong các nhóm dân cư nói riêng đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là đối với các nhóm có hành vi nguy cơ cao (như (FSW) phụ nữ mại dâm và khách làng chơi, (IDU) người tiêm chích ma túy và (MSM) nam quan hệ tình dục đồng giới) tại nhiều khu vực khác nhau là một trong các chỉ số quan trọng nhất để đánh giá tiềm năng bùng phát dịch.

- Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng làm gia tăng dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh:

+ Vẫn còn nhiều người dân thiếu kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS và không có điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

+ Dân di biến động ở các vùng có nguy cơ cao đến cư ngụ tại địa phương không quản lý được do địa bàn rộng, giao thông không thuận lợi, vùng sâu, vùng xa (chủ yếu là dân sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào). Số người nhiễm HIV/AIDS ngoài cộng đồng chưa được phát hiện, quản lý còn nhiều.

+ Độ bao phủ của dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế, làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận với dịch vụ điều trị cho người nhiễm HIV, rào cản cho việc xét nghiệm phát hiện HIV sớm và chuyển đến dịch vụ chăm sóc điều trị.

+ Công tác phối hợp, chỉ đạo điều hành của một số ban, ngành cấp tỉnh, huyện và một số xã chưa triển khai triệt để Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là các chương trình hành động của Chiến lược, các hoạt động can thiệp chưa bao phủ hết do thiếu đầu tư và sự chỉ đạo của các cấp chính quyền huyện và xã. Một số địa phương chưa huy động được cộng đồng, xã hội tham gia.

+ Các chương trình can thiệp giảm tác hại mới chỉ được triển khai ở diện hẹp, chủ yếu ở thành phố Kon Tum và huyện Ngọc Hồi.

+ Kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS gặp khó khăn nhất là kinh phí cho các hoạt động dự phòng, truyền thông và xét nghiệm HIV. Bên cạnh đó ngân sách phục vụ cho công tác phòng, chống HIV ở cơ sở (huyện, xã) chưa được bố trí đầy đủ nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung. Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bị cắt giảm, nguồn ngân sách địa phương còn hạn chế, không có dự án viện trợ quốc tế nên công tác phòng, chống HIV/AIDS còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 1: Số trường hợp nhiễm, tử vong do HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020.

Năm

Số mắc mới

Luỹ tích HIV

Lũy tích AIDS

Lũy tích tử vong do AIDS

Tỷ suất mắc mới/100.000 dân

2015

34

388

217

136

5,8

2016

25

413

239

154

5,3

2017

30

443

264

170

5,6

2018

21

464

269

178

3,9

2019

25

489

281

188

4,7

6 tháng 2020

11

500

286

192

2,0

2. Các đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở địa phương giai đoạn 2015-2020

2.1. Chỉ đạo và điều hành: Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14 tháng 7 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các Văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện3. Trong đó, giao Sở Y tế xây dựng kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS cụ thể hàng năm để tổ chức thực hiện, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Sở Tài chính tham mưu bố trí ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương (nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế -Dân số) để thực hiện kế hoạch và tổ chức hướng dẫn, triển khai, sử dụng kinh phí theo đúng qui định hiện hành; Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao một số chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội trung hạn và hàng năm của tỉnh để thực hiện; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong hệ thống giáo dục thuộc quyền quản lý; Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Sở Y tế trình Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho 119 người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu kế hoạch với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh...

2.2. Chuyên môn kỹ thuật

- Giám sát, xét nghiệm phát hiện:

+ Toàn tỉnh có 13 cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV, trong đó phòng xét nghiệm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đạt tiêu chuẩn xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính (được Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận số 296/GCN-BYT ngày 05/4/2018); giai đoạn 2015-2020, triển khai xét nghiệm sàng lọc HIV 28.601 mẫu, trong đó phát hiện dương tính (+) HIV 1 46 trường hợp; hàng năm 100% mẫu máu tại các bệnh viện được sàng lọc 100% HIV trước khi truyền.

+ Tổ chức tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho các đối tượng có nguy cơ cao, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Hồi và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố; tổ chức giám sát, phát hiện HIV cho đối tượng có nguy cơ cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực giám sát, theo dõi, đánh giá nhân viên y tế các tuyến và thiết lập hệ thống giám sát HIV từ tỉnh đến cơ sở.

- Can thiệp giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV:

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ