ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/QĐ-UBND
|
Bình Định, ngày
03 tháng 01 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước
ngày 21/6/2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 23/6/2014;
Căn cứ Nghị định số
67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số
344/QĐ-TTg ngày 26/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai
thi hành Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số
05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số
3729/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về việc phê duyệt “Đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công
trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý”;
Xét đề nghị của ở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2694/SNN-TL ngày 26/12/2019;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động Bảo
vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Điều 2.
Giao ở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế
hoạch nêu tại điều 1 đạt hiệu quả.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, ở Tài Nguyên và Môi trường, Thông tin và truyền thông,
Tài chính; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở,
ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Tổng cục Thủy lợi;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K10, K13.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 03/01/2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 3729/QĐ-BNN-TCTL
ngày 27/9/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê
duyệt đề án tăng cường bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động
Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình định, với
các nội dung chủ yếu như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Hạn chế, giảm thiểu tối đa những
tác động gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi, từng bước cải thiện
chất lượng nước, tiến tới đảm bảo chất lượng nguồn cấp nước đáp ứng yêu cầu của
sản xuất nông nghiệp, dân sinh.
- Quản lý việc cấp phép và kiểm
tra việc thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định
tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ.
- Xác định rõ trách nhiệm cụ thể
cho các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả các
nội dung của Kế hoạch đã đề ra.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành liên quan,
tổ chức, đơn vị được giao quản lý công trình thủy lợi quán triệt, triển khai thực
hiện nghiêm túc Kế hoạch, gắn với việc thực hiện các chủ trương, chính sách đảng,
Nhà nước về bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước tại các công trình thủy lợi;
theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
của các bệnh viện, khu, cụm công nghiệp, các làng nghề và cơ sở sản xuất chăn
nuôi.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời
xử lý hoặc đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi khi mới phát sinh.
- Tăng cường sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, các ngành và sự hỗ trợ của Trung ương để triển khai đồng bộ
các giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra
trong Kế hoạch.
II. NỘI DUNG
1. Triển
khai thực hiện pháp luật về thủy lợi
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về Thủy lợi thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh
ban hành.
- Tổ chức hoàn thiện phân cấp
quản lý công trình thủy lợi phục vụ công tác quản lý, bảo vệ chất lượng nước
trong công trình thủy lợi.
- Tổ chức rà soát, triển khai
có hiệu quả sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác phòng ngừa, xử
lý vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai trên địa bàn
tỉnh Bình định, nhằm huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công
tác bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi.
b) UBND các huyện, thị xã,
thành phố; các tổ chức, cá nhân, đơn vị khai thác công trình thủy lợi:
- Triển khai thực hiện đồng bộ
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa
các địa phương, đơn vị trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm, bảo vệ
chất lượng nước trong công trình thủy lợi thuộc địa phương mình quản lý.
2. Tổ chức
thống kê các nguồn xả thải, thực hiện cấp phép
a) UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác công trình thủy lợi:
- Tổ chức điều tra, đánh giá hiện
trạng và xác định các nguồn xả thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý,
khai thác; xác định các nguồn thải, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ
và tiềm ẩn xả chất thải gây ô nhiễm môi trường nước cho các công trình thủy lợi
để có kế hoạch ưu tiên triển khai thực hiện việc kiểm soát và có biện pháp xử
lý phù hợp.
- Ký kết, thực hiện hợp đồng dịch
vụ tiêu thoát nước, thỏa thuận việc cấp phép và giám sát thực hiện giấy phép xả
nước thải vào công trình thủy lợi được giao quản lý theo đúng quy định.
- Định kỳ 03 tháng một lần gửi
báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường
và báo cáo đột xuất khi có sự cố phát sinh hoặc khi phát hiện các nguồn nước xả
thải mới có mức độ ảnh hưởng lớn hoặc khi phát hiện các hành vi vi phạm của chủ
nguồn xả thải.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
Tham mưu việc cấp giấy phép và
giám sát chặt chẽ việc xả nước thải vào công trình thủy lợi theo quy định tại
Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ và các quy định khác có
liên quan.
3. Truyền
thông nâng cao nhận thức
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các địa
phương, đơn vị xây dựng đề cương tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tổ chức các
lớp tập huấn về bảo vệ nguồn nước tại công trình thủy lợi.
- UBND cấp huyện tăng cường
công tác tuyên truyền, giáo dục trong nhân dân về thực hiện nghiêm túc quy định
về bảo vệ nguồn nước trong các công trình thủy lợi như: phát tờ rơi, phát động
phong trào và khuyến khích người dân sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước....
- Các tổ chức, cá nhân, đơn vị
khai thác công trình thủy lợi tổ chức thực hiện thông tin, truyền thông điểm, định
kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm. Công khai
hóa các thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá
nhân có nguồn xả thải vào công trình thủy lợi mà có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn
nước trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết cùng tham gia
giám sát.
4. Tăng cường
các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
a) Các đơn vị được giao quản
lý, khai thác công trình thủy lợi:
- Tổ chức quan trắc, giám sát
chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là tại các điểm
tiếp nhận nguồn xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi để kiểm soát tình
hình ô nhiễm.
- Tăng cường giám sát nguồn thải
của các nhà máy, xí nghiệp, làng nghề, cơ sở y tế, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ
trên địa bàn; chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
và sinh hoạt của các hộ dân, kịp thời phát hiện vi phạm về xả thải vào công
trình thủy lợi, thông báo và phối hợp với cấp có thẩm quyền để xử lý.
- Thống kê nguồn nước xả thải
vào công trình thủy lợi thuộc địa phận quản lý, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm
quyền (Đối với Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tổng hợp gửi về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các tổ chức thủy lợi cơ sở báo cáo UBND cấp
huyện tổng hợp gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
b) UBND các huyện, thị xã,
thành phố:
- Tăng cường công tác bảo vệ chất
lượng nước trong công trình thủy lợi, kiểm soát việc xả nước thải vào công
trình thủy lợi được giao quản lý theo quy định tại điều 46 Luật Thủy lợi.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm
tra, phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về
thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai từ khi mới phát sinh; phối hợp với các
cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
về thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai theo Nghị định số 65/2019/NĐ-CP
ngày 18/7/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.
- Thường xuyên tổ chức việc thu
gom, xử lý nước thải sinh hoạt của khu đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung,
cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề
trên địa bàn theo quy định.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm
tra, xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ
liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi: (i) Hiện
trạng chất lượng nước; (ii) Tình hình vi phạm và xử lý vi vi phạm về xả nước thải
gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi; (iii) Tình hình cấp phép và
thực hiện giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, báo cáo UBND tỉnh, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(Có Phụ lục chi tiết
kèm theo)
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị có liên quan triển khai thực
hiện Kế hoạch đảm bảo mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ thời gian đã đề
ra. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện theo quy định;
xây dựng đề cương, dự toán các nội dung được giao, gửi Sở Tài chính thẩm định,
trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Tài chính thẩm định dự
toán kinh phí, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển
khai thực hiện kế hoạch. Kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Kế hoạch
này được bố trí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thi hành.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nội dung được phân công tại Kế
hoạch này.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban,
ngành, địa phương các cấp và các đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện
Kế hoạch hành động bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản
ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND
tỉnh xem xét, giải quyết./.
PHỤ LỤC
NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
TRONG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Kế hoạch hành động Bảo vệ chất lượng nước trong công trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Bình định ban hành kèm theo Quyết định số
/QĐ-UBND ngày /01/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh)
TT
|
Nội dung thực hiện
|
Cơ quan Chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
Sản phẩm
|
I
|
Truyền
thông nâng cao nhận thức
|
1
|
Tổ chức hội nghị, hội thảo,
các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quản lý, bảo vệ chất lượng nước
trong công trình thủy lợi (ở cấp huyện)
|
UBND cấp huyện
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Hội nghị triển khai thực hiện
|
2
|
Thông tin, truyền thông điểm,
định kỳ về thực trạng chất lượng nước, tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND
cấp huyện, Công ty TNHH Khai thác CCTL
|
Sở Thông tin truyền thông;
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh
|
Năm 2020
|
Xây dựng phóng sự, in ấn tài
liệu giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến
|
II
|
Tổng
chức thống kê các nguồn nước xả thải vào công trình thủy lợi, giám sát việc
thực hiện giấy phép
|
1
|
Điều tra, thống kê các nguồn
xả thải chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước trong công trình thủy lợi
|
UBND cấp huyện, các tổ chức
khai thác công trình thủy lợi
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn
vị có liên quan
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Báo cáo
|
2
|
Giám sát thực hiện giấy phép
xả nước thải vào công trình thủy lợi
|
UBND cấp huyện, các tổ chức
khai thác công trình thủy lợi
|
UBND các cấp, Sở Nông nghiệp
và PTNT
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Báo cáo
|
III
|
Tăng
cường quản lý, thanh tra, xử lý vi phạm
|
1
|
Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ
liệu về bảo vệ chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Sở Tài chính, Sở Tư pháp,
UBND các cấp
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
(sau khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
|
Hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hành công trình
|
2
|
Xây dựng và đưa vào sử dụng
thí điểm hệ thống quan trắc tự động
|
Công ty TNHH Khai thác CTTL
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở
Tài chính , Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
|
3
|
Công khai hóa các thông tin,
dữ liệu liên quan đến tình hình ô nhiễm và các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm
nguồn nước công trình thủy lợi trên các phương tiện thông tin đại chúng
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở
Tài nguyên và Môi trường, đài Phát thanh và truyền hình tỉnh và UBND cấp huyện
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Cập nhật thông tin lên trang
Web của tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và trên báo, đài, ti vi...
|
4
|
Tổ chức thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm xả nước thải vào công trình thủy lợi
|
Sở Nông nghiệp và PTNT
|
Công an tỉnh, Sở Tài Nguyên
và Môi trường, UBND các cấp
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Xử phạt theo quy định
|
5
|
Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi
phạm theo thẩm quyền
|
UBND các huyện, thị xã, thành
phố
|
Sở Nông nghiệp và PTNT, Công
ty TNHH Khai thác CTTL, các đơn vị có liên quan
|
Năm 2020 và các năm tiếp theo
|
Xử lý các vi phạm theo thẩm
quyền
|