Kế hoạch 39/KH-UBND về kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2020 tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 28/02/2020
Ngày có hiệu lực 28/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Văn Thắng
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 28 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (GRDP) NĂM 2020 TỈNH QUẢNG NINH

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 02/12/2019 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 230/NQ-HĐND ngày 07/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; căn cứ Thông báo số 1677-TB/TU ngày 20/02/2020 của Thường trực Tỉnh ủy; Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2020 của tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

1. Bối cảnh thực hiện kịch bản

1.1. Các nhân tố tăng trưởng trong năm 2020

- Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm 2016-2020, chuẩn bị, tạo đà cho kế hoạch 5 năm 2021-2025, năm diễn ra nhiều ngày lễ kỉ niệm lớn của đất nước, năm tiến hành Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chính quyền tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo thực hiện các giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2020.

- Hệ thống hạ tầng giao thông động lực trên toàn địa bàn tỉnh tiếp tục được đầu tư hoàn thiện[1]; các hạ tầng du lịch như đường cao tốc, cảng hàng không, cảng khách quốc tế đang phát huy hiệu quả. Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn tiếp tục triển khai các đường bay mới trong nước và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, du lịch, cùng với một số sản phẩm du lịch mới hoàn thành đưa vào khai thác[2], sẽ đóng góp tăng trưởng cho ngành du lịch của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

- Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tạo tiền đề và điều kiện để thu hút và triển khai thực hiện các dự án đầu tư quy mô lớn trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu gắn với hoạt động biên mậu. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đang được triển khai lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2020; Khu kinh tế ven biển Quảng Yên sau khi được thành lập dự báo sẽ có các cơ chế chính sách ưu đãi áp dụng đối với khu kinh tế ven biển sẽ tạo điều kiện và động lực phát triển thị xã Quảng Yên và các khu vực lân cận.

- Các khu công nghiệp đang hoạt động tiếp tục được đầu tư hoàn thiện, mở rộng diện tích đầu tư hạ tầng (Khu công nghiệp Texthong Hải Hà, Khu công nghiệp Đông Mai, Khu công nghiệp Cái Lân sẽ được đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu công nghiệp); Khu công nghiệp Sông Khoai được đầu tư hoàn thiện hạ tầng giai đoạn I và bắt đầu thu hút nhà đầu tư thứ cấp trong năm 2020. Dự kiến cấp giấy chứng nhận đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Việt Hưng giai đoạn 2 trong năm 2020 hình thành chuỗi nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô và công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô quy mô lớn... sẽ tạo tiền đề và động lực để phát triển lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao.

- Cơ sở hạ tầng thương mại tiếp tục phát triển: Đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại Vincom Cẩm Phả, siêu thị Big C Cẩm Phả, mở rộng hệ thống cửa hàng tiện ích tại các địa phương trên địa bàn tỉnh (Vinmart+, Circle K...); ngoài ra, tiếp tục thu hút đầu tư các dự án tổ hợp thương mại trên địa bàn thị xã Quảng Yên, thành phố Hạ Long, Vân Đồn. Chính phủ, các Bộ, ngành và tỉnh Quảng Ninh triển khai các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển thị trường phân phối bán lẻ hàng hóa, các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng... Sau một thời gian tạm dừng hoạt động các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến nay Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bắc Luân 2) và lối mở km3+4 đã hoạt động trở lại, dự báo hoạt động xuất nhập khẩu sẽ hạn chế được những tác động tiêu cực, duy trì tăng trưởng trở lại.

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc cam kết đồng hành với tỉnh trong thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020. Theo đó, TKV đã xây dựng, triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng sản lượng khai thác than lên trên 41 triệu tấn. Toàn bộ sản lượng than nhập khẩu của TKV từ 10-12 triệu tấn, dự kiến sẽ nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Các công ty con, các đơn vị trực thuộc TKV đều thực hiện nhập khẩu vật tư, hàng hóa qua các cửa khẩu của Quảng Ninh. Đồng thời TKV sẽ đẩy nhanh tiến độ, đưa các dự án đầu tư vào hoạt động sớm hơn với kế hoạch, nhất là đối với các dự án khai thác mỏ cùng các công trình phụ trợ đi kèm. Năm 2020, TKV phấn đấu sẽ nộp ngân sách cho tỉnh tăng trên 1.000 tỷ đồng so với năm 2019; tăng thu nhập cho cán bộ công nhân lao động của TKV ở Quảng Ninh tối thiểu 7% so với năm 2019 để tăng cường năng suất lao động. Tổng công ty Đông Bắc phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra ở mức cao nhất (khai thác 6,8 triệu tấn than nguyên khai; nhập khu than từ cửa khẩu của Quảng Ninh khoảng 4 triệu tấn; nộp ngân sách khoảng 2.800 tỷ đồng).

- Dự báo năm 2020 có nhiều yếu tố bt lợi đối với các nhà máy thủy điện do tình hình thiên tai diễn biến bất thường, cực đoan nên sản lượng điện sản xuất từ các nhà máy thủy điện dự báo đạt thấp. Do vậy, các nhà máy nhiệt điện than, khí dự báo tiếp tục được huy động phát huy tối đa công suất khả dụng để cung cấp đủ điện, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh và điện sinh hoạt của nhân dân trong năm 2020.

- Mục tiêu điều chỉnh cơ cấu sản xuất các nhà máy xi măng trên địa bàn theo hướng tăng sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh tại Quảng Ninh và các dự án tại các Khu công nghiệp dự kiến đưa vào hoạt động năm 2020 như: Công ty TNHH khoa học kĩ thuật Texhong Liên hợp Việt Nam với sản phẩm vải không dệt công suất 100 triệu m2/năm; Công ty TNHH dệt may Weitai với sản phẩm áo sơ mi công suất 300.000 SP/năm, khăn tay, mũ công suất 9,5 triệu SP/năm;... sẽ đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo.

- Cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, thu hút mạnh các nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm hiểu cơ hội đầu tư. Một số tập đoàn lớn đã hiện diện trong các khu công nghiệp của tỉnh như: Foxcom, TCL, Vĩ Trọng, Huyndai Thành Công... sẽ kéo theo hàng loạt các nhà đầu tư phụ trợ cho các Tập đoàn này.

1.2. Tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-2019

Dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng đến một số vùng lãnh thổ trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản... đã tác động đến kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thương mại. Tình hình dịch bệnh có diễn biến ngày càng phức tạp, khó dự đoán về thời điểm kiểm soát hiệu quả và sẽ gây ảnh hưởng trong ngắn hạn và dài hạn.

Khu vực dịch vụ được đánh giá bị tác động nhiều nhất bởi dịch Covid-19, nhất là các ngành vận tải, lưu trú, du lịch, bán lẻ, nhà hàng, hoạt động giải trí. Tổng các nhóm dịch vụ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình hình suy giảm do dịch bệnh hiện chiếm khoảng 20% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2019, khách Trung Quốc chiếm khoảng 31% tổng lượng khách nước ngoài đến Quảng Ninh nên việc Trung Quốc hạn chế công dân đi ra nước ngoài và Việt Nam không đưa, đón khách từ vùng dịch; các thị trường quốc tế khác như Hàn Quốc, Nhật Bản diễn biến phức tạp, đang ảnh hưởng đến khu vực châu Á; người dân trong nước hạn chế đi du lịch sẽ khiến ngành du lịch chịu thiệt hại. Ngoài ra, thời điểm hiện tại là cao điểm về hoạt động du xuân, lễ hội của khách du lịch trong nước nên dịch bệnh cũng sẽ khiến hoạt động này suy giảm mạnh. Đáng chú ý đây là những hoạt động du lịch mang tính thời điểm, mùa vụ nên rất khó bù đắp trở lại trong các tháng tới, kể cả khi đã hết dịch bệnh. Dự kiến, trong quý I/2020, hoạt động du lịch Quảng Ninh sẽ tụt giảm nghiêm trọng[3], nếu dịch bệnh chưa được không chế trong quý I, thì lượng du khách của các quý tiếp theo sẽ tiếp tục tụt giảm.

Các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bị hạn chế làm gián đoạn nguồn cung, do vậy ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp tại Quảng Ninh sản xuất kinh doanh trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo (xơ, sợi dệt, quần áo...). Hoạt động của một số doanh nghiệp lớn tại khu công nghiệp Texhong Hải Hà, khu công nghiệp Hải Yên, khu công nghiệp Việt Hưng... đang giữ ở mức cm chừng, dành nguồn lực, nhân lực cho phòng, chng dịch bệnh. Do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng, một bộ phận quản lý và kỹ thuật viên người Trung Quốc chưa thể quay lại vị trí làm việc ảnh hưng đến hoạt động sản xuất, dẫn đến thời gian giao hàng cho khách bị kéo dài sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

2. Kịch bản tăng trưởng chi tiết từng quý trong năm 2020

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đã, đang và sẽ có những tác động xấu đến nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung, việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ khó khăn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu, nhất là đối với ngành du lịch, dịch vụ.

Đđảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, các sở, ngành, địa phương cần tập trung tăng cường các giải pháp tăng trưởng kinh tế trên cơ sở bù đắp những thiếu hụt từ ngành du lịch, tận dụng tối đa dư địa phát triển của ngành, lĩnh vực ít chịu tác động từ dịch bệnh và có khả năng phục hồi tốt hơn, tiếp tục tăng cường các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo thuận li trong thành lập doanh nghiệp mới; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên,....

Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh và thực hiện chủ đề năm 2020 vNâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững”, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chương trình công tác đề ra với tăng trưởng chi tiết từng quý như sau:

(1) Quý I: Tốc độ tăng trưng GRDP tăng 8,2%, giảm 2,8% CK; trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 2,5%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 10,8%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 6,7%; Thuế sản phẩm tăng 4,4%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 12.655 tỷ đồng, tăng 6,7% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 13.446 tỷ đồng, tăng 15,5% CK, trong đó: Thu nội địa đạt 10.241 tỷ đồng, tăng 13,2% CK; thu xuất nhập khẩu đạt 3.056 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước đạt 2,56 triệu lượt, bằng 47,1% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 4.582 tỷ đồng, bằng 50,1% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 25.734 tỷ đồng, tăng 10% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 390,5 triệu USD, tăng 0,8% CK.

(2) Quý II: Tốc độ tăng trưng GRDP tăng 11%, giảm 1,66% CK; trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 3,3%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 13,3%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 10,3%; Thuế sản phẩm tăng 6,6%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 20.972 tỷ đồng, tăng 10,4% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 10.930 tỷ đng, giảm 5,3%, trong đó: Thu nội địa đạt 8.689 tỷ đồng, tăng 2,7% CK; thu xuất nhập khẩu đạt 2.241 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước đạt 2 triệu lượt, băng 63,9% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 4.461 tỷ đồng, bằng 65,3% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 28.288 tỷ đồng, tăng 11,6% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 545,56 triệu USD, tăng 7,3% CK.

(3) Lũy kế sáu tháng: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 9,7%, giảm 2,17% CK; trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 2,9%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 12,2%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 8,6%; Thuế sản phẩm tăng 5,5%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 33.827 tỷ đồng, tăng 8,9% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 24.227 tỷ đồng, tăng 2,9% CK, trong đó: Thu nội địa đạt 18.930 tỷ đồng, tăng 5,2%; thu xuất nhập khẩu đạt 5.297 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước 4,56 triệu lượt, bằng 53,3% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 9.043 tỷ đồng, bằng 56,6% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 54.023 tỷ đồng, tăng 10,8% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 936,06 triệu USD, tăng 4,4% CK.

(4) Quý III: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 13,8%, tăng 2,4% CK; trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 3,4%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 15,6%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 12,4%; Thuế sản phẩm tăng 15,9%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 22.339 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 11.256 tỷ đồng, tăng 7,3% CK, trong đó: Thu nội địa đạt 8.426 tỷ đồng, tăng 9,1%; thu xuất nhập khẩu đạt 2.830 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước đạt 2,847 triệu lượt, tăng 1,9% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 6.861 tỷ đồng, tăng 1,4% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 30.527 tỷ đồng, tăng 14,4% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 650,56 triệu USD, tăng 10,3% CK.

(5) Lũy kế 9 tháng: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 11,1%, giảm 0,7% CK; trong đó giá trị tăng thêm các khu vực kinh tế: Khu vực I: Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản tăng 3,1%; Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng tăng 13,2%; Khu vực III: Dịch vụ tăng 9,9%; Thuế sn phẩm tăng 9,1%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 56.166 tỷ đồng, tăng 9,6% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 35.483 tỷ đồng, tăng 4,3%, trong đó: Thu nội địa đạt 27.356 tỷ đồng, tăng 6,3% CK; thu xuất nhập khẩu đạt 8.127 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước đạt 7,4 triệu lượt, bằng 65,2% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 15.904 tỷ đồng, bằng 69,9% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 84.550 tỷ đồng, tăng 12,1% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.586,62 triệu USD, tăng 6,7% CK.

(6) Quý IV: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 14,3%, tăng 1,6% CK, trong đó: Khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,6%; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 15%; khu vực dịch vụ tăng 13,3%; thuế sản phẩm tăng 18,4%. Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 27.908 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 12.517 tỷ đồng, tăng 7,1% CK, trong đó: Thu nội địa đạt 9.644 tỷ đồng, tăng 8% CK; thu xuất nhập khẩu đạt 2.873 tỷ đồng. Tổng khách du lịch ước đạt 3,173 triệu lượt, tăng 19,7% CK, doanh thu từ khách du lịch đạt 8.724 tỷ đồng, tăng 29,5% cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 31.112 tỷ đồng, tâng 14,4% CK. Kim ngạch xuất khẩu đạt 755,5 triệu USD, tăng 11,4% CK.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ