Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2020 về thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 39/KH-UBND
Ngày ban hành 02/03/2020
Ngày có hiệu lực 02/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 02 tháng 03 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2020

Thực hiện Công văn số 3018/LĐTBXH-BĐG ngày 25/7/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch và ưu tiên bố trí kinh phí công tác bình đẳng giới (BĐG) và vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) năm 2020 và Công văn số 458/LĐTBXH-BĐG ngày 12/02/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn triển khai công tác BĐG năm 2020; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về BĐG trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2017 - 2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác BĐG và VSTBCPN trên địa bàn tỉnh năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, địa phương có bất BĐG hoặc có nguy cơ bất BĐG cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020. Tiếp tục thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011 - 2020 và các chương trình, đề án liên quan về BĐG, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn đến năm 2020; chuẩn bị tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động thực hiện bảo đảm thiết thực, hiệu quả, bám sát hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; phù hợp với điều kiện của địa phương và đặc thù của các nhóm đối tượng.

- Đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện hoạt động BĐG; bố trí ngân sách địa phương, nhân lực để thực hiện kế hoạch tại địa phương; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về BĐG và VSTBCPN

a) Để thực hiện tốt Chỉ thị số 21/CT-TW ngày 20/01/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới và các mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các cơ quan, đơn vị chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về BĐG và VSTBCPN; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BĐG, đặc biệt là BĐG trong lĩnh vực chính trị thông qua các hình thức phù hợp với từng đơn vị, địa phương và đặc thù từng nhóm đối tượng.

- Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo và hoạt động của các cơ quan dân cử cho cán bộ nữ tiềm năng nhằm tăng cường sự tham gia của Phụ nữ trong lĩnh vực chính trị.

- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm và tập huấn định hướng truyền thông cho Đội ngũ phóng viên, báo chí, cán bộ làm công tác tuyên truyền về cách thức và kỹ năng truyền thông hiệu quả nhằm thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lãnh đạo quản lý.

b) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BĐG nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BĐG trong các hoạt động chuyên môn của đơn vị, địa phương; tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình, dịch vụ hỗ trợ thực hiện BĐG tại cơ sở (mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới; mô hình địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; mô hình Câu lạc bộ hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài... Đang được các đơn vị ở địa phương thực hiện). Tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tốt, người có uy tín, ảnh hưởng tích cực tại cộng đồng trong thực hiện BĐG; triển khai các hoạt động thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong thực hiện BĐG.

2. Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 hiệu quả, sáng tạo, tiết kiệm, tạo được sức lan tỏa. Tập trung vào nhóm đối tượng trẻ như học sinh, sinh viên, thanh niên; các cấp lãnh đạo, cán bộ trực tiếp làm công tác BĐG tại cơ quan, đơn vị, địa phương; phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên, báo cáo viên về BĐG.

3. Tuyên truyền và triển khai thực hiện những nội dung mới về BĐG trong Bộ luật Lao động năm 2019

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nội dung mới về BĐG trong Bộ luật Lao động năm 2019 gồm giảm khoảng cách giới đối với tuổi nghỉ hưu từ 05 năm xuống còn 02 năm; xóa bỏ các điều khoản phân biệt giới ở nơi làm việc; tăng cường các quy định về nghỉ thai sản và chăm sóc trẻ em để nam giới và phụ nữ có thể cân bằng các trách nhiệm công việc và chăm sóc gia đình; các quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc... bằng các hình thức phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của đơn vị và từng đối tượng trên địa bàn.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát vấn đề giới trong các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản có liên quan về lao động.

4. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về BĐG và công tác VSTBCPN

- Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức và cán bộ làm công tác BĐG và VSTBCPN theo quy định, phù hợp thực tế từng địa phương, đơn vị, đảm bảo bố trí đủ cán bộ làm công tác BĐG các cấp.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG và VSTBCPN từ tỉnh tới cơ sở. Tổ chức tập huấn kiến thức về giới và kỹ năng lồng ghép giới trong hoạch định, thực thi chính sách cho cán bộ quản lý nhà nước về BĐG, thành viên Ban VSTBCPN các cấp; cán bộ làm công tác lao động - xã hội cấp xã và cộng tác viên cấp xã.

- Thực hiện lồng ghép vấn đề BĐG trong xây dựng, thực hiện văn bản quy phạm pháp luật và các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm và hàng năm của địa phương; chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về BĐG thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác BĐG và VSTBCPN; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc đột xuất liên quan đến công tác BĐG và VSTBCPN cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, UBND các cấp để phối hợp giải quyết.

- Tổ chức khen thưởng, biểu dương kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

5. Tiếp tục triển khai có hiệu quả và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020; Chương trình hành động quốc gia về BĐG giai đoạn 2016-2020; đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030”

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ