Kế hoạch 3893/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP thực hiện Chương trình hành động Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu 3893/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2022
Ngày có hiệu lực 29/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Võ Văn Minh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3893/KH-UBND

Bình Dương, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 54/NQ-CP NGÀY 12/04/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 1486/SKHĐT-TH ngày 26/5/2022 về việc tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ và ý kiến thống nhất của các Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh,

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện 06 trụ cột phát triển của tỉnh, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra giá trị mới, giúp gia tăng năng suất lao động, tạo động lực tăng trưởng mới; đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường; ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương ổn định và phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại, tạo nền tảng hướng đến mục tiêu 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

- Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng bình quân 8,5 - 8,7%/năm;

- Cơ cấu kinh tế (GRDP) của tỉnh đến năm 2025 công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng đạt 62,3% - 28% - 2,5% - 7,2%;

- Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GRDP.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 33-34% GRDP;

- Tỷ trọng chi cho nghiên cứu khoa học và công nghệ đạt không dưới 0,1% tổng chi ngân sách nhà nước của tỉnh;

- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng bình quân trên 8,7%/năm;

- Thu ngân sách tăng 8%/năm;

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 9 - 10%/năm;

- Duy trì tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%; tất cả các ngân hàng thương mại (không bao gồm các ngân hàng yếu kém) áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn;

- Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 9 tỷ đô la Mỹ;

- Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 80.000 doanh nghiệp, trong đó có khoảng 5% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn;

- Phấn đấu tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào tổng sản phẩm (GRDP) của tỉnh khoảng 45%.

II. NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

a) Cơ cấu lại đầu tư công

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương:

+ Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh các chính sách, giải pháp nhằm bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm người đứng đu gn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.

+ Phát huy vai trò của đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân để tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước; tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng như dự án đường Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, mở rộng Quốc lộ 13, tuyến đường Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, Cảng An Tây...

+ Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và hng năm; tiến độ các dự án thuộc phạm vi Chương trình phục hi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ; tập trung nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng vùng động lực phát triển như Thành phố mới Bình Dương và các địa phương vệ tinh như Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và xa hơn là Bàu Bàng, Bc Tân Uyên; phát triển hạ tầng thúc đy liên kết vùng, hạ tầng liên kết các ngành dịch vụ - thương mại, các hạ tầng kinh tế số, giáo dục, y tế, văn hóa, khu vực chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh, biến đổi khí hậu; tiếp tục huy động hiệu quả nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông thông qua các hình thức đối tác công tư (PPP).

[...]