Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 278/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 278/KH-UBND
Ngày ban hành 09/08/2022
Ngày có hiệu lực 09/08/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Trịnh Xuân Trường
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 278/KH-UBND

Lào Cai, ngày 09 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 54), UBND tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ; hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển nhiều sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 2021-2025 trên 10%/năm; GRDP bình quân đầu người: 126 triệu đồng/năm.

(2) Cơ cấu kinh tế năm 2025: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 10,5%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 45%; Dịch vụ chiếm 44,5%.

(3) Thu nhập bình quân đầu người năm 2025: 72 triệu đồng/năm.

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả giai đoạn 2021-2025: 260.000 tỷ đồng.

(5) Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025: 15.500 tỷ đồng, bảo đảm cân đối chi thường xuyên.

(6) Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác năm 2025: 100 triệu đồng.

(7) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá 2010) năm 2025 trên 60.000 tỷ đồng.

(8) Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn năm 2025: 10 triệu lượt; doanh thu du lịch trên 44.500 tỷ đồng.

(9) Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ năm 2025: 50.000 tỷ đồng; giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu năm 2025: 09 tỷ USD.

(10) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2025 đạt trên 7,5%.

(11) Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2025 đạt khoảng 45%.

(12) Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2025 đạt 70%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dưới 55,3%; tỷ lệ thất nghiệp dưới 1,2%.

(13) Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, giảm phát thải khí nhà kính. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 60%, phấn đấu có ít nhất 20% diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững, chứng chỉ hữu cơ.

(14) Khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 55% - 60% GRDP của tỉnh; Đóng góp vào ngân sách của khu vực doanh nghiệp chiếm khoảng 60%; Đóng góp 65% tông thu ngân sách nội địa trên địa bàn tỉnh; Tổng vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp chiếm từ 50% - 60% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh.

(15) Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 năm cuối kỳ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính của tỉnh năm cuối kỳ đạt 50%.

(16) Phấn đấu hàng năm chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) thuộc nhóm 10 tỉnh đứng đầu cả nước.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

a) Cơ cấu lại đầu tư công:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương:

+ Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch vốn đầu tư của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao vốn chính thức.

+ Chủ trì theo dõi, đôn đốc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công theo quy định. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh điều chuyển hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư từ những dự án không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn từ các sở, ban, ngành, địa phương giải ngân chậm sang sở, ban, ngành, địa phương có nhu cầu bổ sung vốn.

[...]