Kế hoạch 38/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 22/02/2024
Ngày có hiệu lực 22/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Người ký Lê Ngọc Khánh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 22 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU NĂM 2024

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC- TANDTC-VKSNDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;

Căn cứ Quyết định số 53/QĐ-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024;

Căn cứ Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2024 với những nội dung trọng tâm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tăng cường triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan; tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền của người khuyết tật, bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định khi có nhu cầu.

b) Tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật.

2. Yêu cầu

a) Nội dung các hoạt động phù hợp với quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các văn bản pháp luật có liên quan và tình hình thực tế tại địa phương. Ngoài ra, nội dung các hoạt động cũng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung đã được xác định trong các Kế hoạch, Chương trình, Đề án về người khuyết tật.

b) Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác hoặc lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và tiết kiệm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý

Hoạt động: Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý bằng các hình thức như: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý mà người khuyết tật là bị hại trong vụ án hình sự, nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự, hành chính và là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, bạo hành gia đình.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các cơ quan tiến hành tố tụng; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Tư pháp); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm.

d) Kết quả đầu ra: Đảm bảo 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.

2. Thực hiện truyền thông, tư vấn pháp luật cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý

Hoạt động 1: Tổ chức các đợt truyền thông cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Hội người khuyết tật; Hội người mù; các cơ sở bảo trợ xã hội…). Trong các đợt truyền thông, chú trọng tư vấn, hướng dẫn, giải đáp trực tiếp các vướng mắc về pháp luật cho người khuyết tật.

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước).

b) Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Tư pháp); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (Công chức Tư pháp - Hộ tịch); Hội người khuyết tật; Hội người mù; các cơ sở bảo trợ xã hội…

c) Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2024.

d) Kết quả đầu ra: Tổ chức từ 20 đến 25 đợt truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại cơ sở.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ