Kế hoạch 38/KH-UBND đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau năm 2024

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 19/02/2024
Ngày có hiệu lực 19/02/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Lâm Văn Bi
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Cà Mau, ngày 19 tháng 02 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TỈNH CÀ MAU NĂM 2024

Căn cứ Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 24/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển xuất khẩu tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch hành động số 79/KH-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa và thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 24/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển xuất khẩu tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch hành động số 79/KH-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

- Đạt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 theo Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 06/12/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau năm 2024, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa IX, Kỳ họp thứ 15 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025.

- Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, đồng hành cùng doanh nghiệp để duy trì sản xuất, xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành tỉnh, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tỉnh Cà Mau năm 2024, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,25 tỷ USD.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Phát triển sản xuất tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu

1.1. Thúc đẩy sản xuất, phát triển các mặt hàng phục vụ xuất khẩu

- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, sản xuất áp dụng các quy trình sản xuất thân thiện môi trường, sử dụng các biện pháp để cải thiện và xử lý ô nhiễm môi trường; nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn xuất khẩu, đa dạng hóa mẫu mã hàng hóa, sản xuất các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng để phục vụ xuất khẩu; tiếp tục sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng mới hoặc kim ngạch xuất khẩu nhỏ từ sản phẩm OCOP, nông lâm thủy sản (chuối sấy, gạo, gỗ, cua biển, các chế phẩm từ đầu vỏ tôm, bột cá, thủy sản khác...), sản phẩm công nghiệp khác.

- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho chế biến hàng xuất khẩu. Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn GlobalGAP và các tiêu chuẩn khác; tham gia Đề án 01 triệu ha lúa chất lượng cao và giảm phát thải; phát triển nền sản xuất xanh, sạch, bền vững... Tăng cường liên kết trong việc phát triển chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất, thu mua, bảo quản, chế biến, tiếp cận thị trường và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu.

- Thúc đẩy nghiên cứu phát triển giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống mới; trong bảo quản sau thu hoạch để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông sản chế biến; đẩy mạnh việc triển khai và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, thủy sản xuất khẩu.

- Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ xanh, đặc biệt là công nghệ chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệu để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu.

- Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, xuất khẩu; hỗ trợ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

1.2. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

- Tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô sản xuất như đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại, cải tiến quy trình sản xuất (trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản) để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm; cải tiến mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong nước và quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường chế biến sâu, giảm dần xuất khẩu sản phẩm thô...

- Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong nước và quốc tế của các sản phẩm xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn như: ISO, HACCP, BRC, GlobalGAP, VietGAP,....

1.3. Phát triển nguồn nhân lực

Tổ chức tập huấn kiến thức về hội nhập quốc tế, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan, kỹ năng xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu,... trang bị kiến thức, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên về xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu của đối tác về lao động trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

1.4. Chính sách tài chính, tín dụng

Triển khai hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tín dụng dành cho xuất khẩu trên địa bàn. Đáp ứng vốn kịp thời, đầy đủ cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu (bao gồm sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu, chế biến, xuất khẩu...) khi đủ điều kiện cho vay.

2. Phát triển thị trường xuất nhập khẩu bảo đảm tăng trưởng bền vững

- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống; tìm kiếm, mở rộng thị trường mới tiềm năng; tiếp tục củng cố, nắm vững các quy định để tận dụng các cơ hội, khắc phục những hạn chế, thách thức, phát huy tối đa các lợi thế của các FTA mà Việt Nam đã ký kết như: EVFTA, CPTPP, UKVFTA, RCEP....

- Tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương thiết lập quan hệ với các Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp nhập khẩu, cơ chế, chính sách của các nước, lộ trình cắt giảm thuế quan, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại; dự báo tình hình cung - cầu hàng hóa, các dịch vụ để phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp ứng phó và hạn chế rủi ro, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, mở rộng thị trường.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ