Kế hoạch 289/KH-UBND năm 2024 đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025

Số hiệu 289/KH-UBND
Ngày ban hành 29/09/2024
Ngày có hiệu lực 29/09/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Mạnh Quyền
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
 THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 289/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2025

Thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 của thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 1856/QĐ-UBND ngày 30/03/2023; Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành “Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025”, như sau:

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ TRONG

NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NĂM 2025

1. Thuận lợi

Nền tảng chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định; Chính phủ đẩy mạnh thực hiện một số chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh. Kinh tế, thương mại toàn cầu có dấu hiệu tiếp tục hồi phục và tăng trưởng khả quan, xuất khẩu của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực. Nền kinh tế Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định xã hội sẽ tiếp tục tạo ra những thuận lợi trong thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng, các doanh nghiệp Việt Nam đang khai thác có hiệu quả các Hiệp định FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới. Hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, thương mại được quan tâm đầu tư, phát triển có tác động thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn Thành phố. Lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; thị trường ngoại hối ổn định.

2. Khó khăn

Sự bất ổn, không chắc chắn của kinh tế toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam trong thời gian tới. Căng thẳng địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng, sự phục hồi của các đối tác thương mại lớn còn chậm, lãi suất USD thế giới neo ở mức cao; rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu, giá cước vận tải tăng cao, tình trạng ùn ứ tại một số cảng lớn khu vực châu Á tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và nền kinh tế có độ mở lớn của Việt Nam. Tình hình thời tiết diễn biến cực đoan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Xu hướng phi toàn cầu hóa đang trỗi dậy mạnh mẽ; chính sách bảo hộ của các nước ngày một tăng, phát triển kinh tế xanh, bảo vệ môi trường vừa là cơ hội, nhưng cũng là thách thức khi nhiều quốc gia phát triển sử dụng để tạo hàng rào nhập khẩu. Hội nhập sâu rộng hơn cũng tạo ra sức ép cạnh tranh mới.

II. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU

1. Mục đích

- Góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của Thành phố; Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; Nâng cao chỉ số PCI và PAPI; Khuyến khích khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, vận dụng kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động.

- Các Sở, ban, ngành Thành phố coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai

đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban, ngành để chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên địa bàn Thành phố.

2. Chỉ tiêu tăng trưởng

Mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2025 trên địa bàn thành phố tăng 5-5,5% so với thực hiện năm 2024.

III. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng tốt nhất trong hoàn cảnh mới.

2. Xây dựng và thực hiện cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, trong đó chú trọng tới chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ.

3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính.

4. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các khu, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống dịch vụ; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh, xuất khẩu.

5. Nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư phù hợp với hoàn cảnh mới, trong đó tăng cường phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các Đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài và nước ngoài tại Việt Nam, các tỉnh, thành phố cả nước, hạn chế các hoạt động đơn lẻ nhằm tránh sự chồng chéo, trùng lặp và lãng phí nguồn lực.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhà sản xuất có khả năng thích ứng trong hoàn cảnh mới

a) Sở Công Thương, Cục Hải quan Hà Nội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội

Tổ chức các chương trình tập huấn, hội nghị đối thoại cho các doanh nghiệp về: Thông tin thị trường nước ngoài, các hiệp định thương mại tự do, chính sách pháp luật mới liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu, cảnh báo về các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo hộ mậu dịch của các nước, khu vực cũng như các vụ điều tra đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường; nâng cao năng lực của doanh nghiệp logistics; nghiệp vụ thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, hướng dẫn, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc về quy trình, thủ tục hải quan cho doanh nghiệp.

b) Cục Thuế Thành phố

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ