Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Hà Nội

Số hiệu 38/KH-UBND
Ngày ban hành 01/02/2019
Ngày có hiệu lực 01/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/KH-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NGÀNH DƯỢC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06/4/2016;

Căn cứ Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”;

Căn cứ Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược;

Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” và Quyết định số 2614/QĐ-BYT ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ”;

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Hà Nội, với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của kinh tế - xã hội; đáp ứng nhu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác, đặc biệt đối với các thuốc hiếm, thuốc chuyên khoa đặc trị; đảm bảo chất lượng, giá hợp lý, sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả; đổi mới cơ chế cung ứng và phân phối thuốc trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 (phụ lục 1)

Phấn đấu 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh. Tăng tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền mua thuốc trong năm đạt 80%, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm ít nhất 30%; Phấn đấu đạt 20% nhà máy sản xuất thuốc trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn GMP-PIC/S, GMP-EU,....

Phấn đấu có 03 dược sĩ đại học/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. Phấn đấu trung bình tối thiểu có 4,8 Dược sĩ Đại học trở lên tại bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện thành phố, bệnh viện tuyến huyện. Phấn đấu 95% trạm y tế xã, phường, thị trấn có dược sĩ phụ trách công tác dược.

Phấn đấu 100% các bệnh viện sử dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lý và cấp phát thuốc. 100% kho thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh tuân thủ nguyên tắc tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP).

Phấn đấu 100% bệnh viện tuyến Thành phố, Trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 60% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng. 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (GPS).

Phấn đấu tăng thêm diện tích trồng dược liệu 50ha/năm với các loài cây có giá trị về điều trị và kinh tế cao tại các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Phấn đấu có 3,5 dược sĩ đại học/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có dược sĩ phụ trách công tác dược 80% nhà máy sản xuất thuốc trên địa bàn đạt các tiêu chuẩn GMP-PIC/S, GMP-EU.

Ổn định và từng bước mở rộng diện tích nuôi trồng cây dược liệu hiện có, phấn đấu đạt khoảng 800ha gieo trồng vào năm 2030 theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung. Phấn đấu 100% diện tích trồng dược liệu thực hiện “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến dược liệu thành nguyên liệu cho sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Triển khai chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật

Khuyến khích sử dụng thuốc trong nước, quản lý chặt chẽ việc cung ứng, đấu thầu mua thuốc, giá thuốc, đảm bảo người dân có điều kiện tiếp cận, lựa chọn, sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với giá hợp lý.

Huy động, thu hút và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia một cách hiệu quả vào hệ thống sản xuất, bảo quản, phân phối và kiểm nghiệm thuốc.

Triển khai các chính sách ưu đãi cho việc nghiên cứu, sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, nghiên cứu, chọn, tạo, sản xuất giống cây dược liệu, tham gia phát triển nuôi trồng dược liệu theo tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái thuốc” (GACP), sản xuất thuốc Y học cổ truyền, phát triển các sản phẩm mới thay thế thuốc nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuỗi các cơ sở bán lẻ đạt tiêu chuẩn GPP; Tạo điều kiện về đất đai và chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất có mở rộng đầu tư, nâng cấp nhà máy, dây chuyền sản xuất công nghệ cao đạt các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực nếu doanh nghiệp có nhu cầu; Tạo cơ sở pháp lý để xây dựng Trung tâm phân phối thuốc theo mô hình Nhật Bản.

2. Các hoạt động chuyên môn

a) Sản xuất thuốc

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ