Kế hoạch 3707/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 -2020 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu | 3707/KH-UBND |
Ngày ban hành | 12/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 12/07/2016 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Phạm Trường Thọ |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3707/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 07 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 5: “HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI” THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Quyết định số 1543/QĐ-BCA-C41 ngày 27/4/2016 của Bộ Công an về việc phê duyệt Đề án 5: “Hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người” thuộc Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây viết tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU
1. Mục tiêu: Thực hiện đầy đủ các cam kết, hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, nhằm giảm nguy cơ mua bán người, không để phát sinh tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.
a) 100% số vụ, việc mua bán người có yếu tố nước ngoài phải được đề nghị các cơ quan chức năng xem xét, phối hợp với lực lượng thực thi pháp luật của các nước và các tổ chức quốc tế có liên quan để giải quyết.
b) 100% các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống mua bán người được triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 22/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2016 - 2020.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác phòng, chống mua bán người. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, công tác đối ngoại trong thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người.
3. Duy trì thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành trong chỉ đạo, điều hành thực hiện Đề án, tăng cường công tác truyền thông, cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và hồi hương nạn nhân bị mua bán trở về.
3. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, nhằm thực hiện có hiệu quả Đề án nói riêng và Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020 nói chung.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Tăng cường công tác tuyên truyền phòng, chống mua bán người, trao đổi thông tin, giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội, giải cứu và hồi hương nạn nhân; chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo nâng cao năng lực phòng, chống mua bán người
- Tăng cường và phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, trao đổi thông tin, giải quyết các vụ việc về mua bán người: Các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố thực hiện.
- Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện các nội dung sau:
+ Tiếp tục duy trì cơ chế giao ban, trao đổi thông tin, đường dây nóng về phòng, chống mua bán người.
+ Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.
+ Triển khai thực hiện cơ chế phối hợp xác minh; giải quyết vụ việc mua bán người, truy bắt đối tượng phạm tội; giải cứu, bảo vệ và hồi hương nạn nhân bị mua bán.
2. Tổ chức triển khai thực hiện những nội dung tại Quyết định số 605/QĐ-TTg ngày 18/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC) và Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; tuyên bố chung các nước Tiểu vùng sông Mê - Kông (Tuyên bố COMMIT); Kế hoạch phối hợp hành động COMMIT về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2015 - 2018 tại Việt Nam; các hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống mua bán người và sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện.
3. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát tình hình hoạt động tội phạm và tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; trao đổi thông tin; giải quyết vụ việc mua bán người; giải cứu, bảo vệ và hồi hương nạn nhân, bắt giữ đối tượng phạm tội; đào tạo nâng cao năng lực về phòng, chống mua bán người... Công an tỉnh phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện.
4. Tổ chức triển khai các điều ước, thỏa thuận quốc tế hoặc văn bản hợp tác về phòng, chống mua bán người: Công an tỉnh phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện theo chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan.
5. Huy động nguồn lực tài chính và kỹ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống mua bán người: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với sở Tài chính và các ngành có liên quan thực hiện.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách địa phương đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các sở, ngành, địa phương. Đồng thời, huy động các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để thực hiện có hiệu quả Đề án.
2. Hàng năm, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định và bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN