Kế hoạch 163/KH-UBND thực hiện Quyết định 793/QĐ-TTg về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người" năm 2016 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 163/KH-UBND
Ngày ban hành 05/07/2016
Ngày có hiệu lực 05/07/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 163/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 05 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 793/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ "NGÀY TOÀN DÂN PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI” NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Kế hoạch số 101/KH-BCĐ ngày 03 tháng 6 năm 2016 của Ban Chỉ đạo 138/CP về triển khai thực hiện Quyết định số 793/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ lấy ngày 30/7 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người". Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra kế hoạch thực hiện với yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể như sau:

I. YÊU CẦU

1. Triển khai, quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, hành động trong toàn xã hội và người dân về phòng, chống mua bán người.

2. Tổ chức triển khai quyết liệt, rộng khắp đến cơ sở về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” trở thành ngày hội của toàn dân, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh chống tội phạm mua bán người.

3. Hàng năm duy trì và tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” một cách thường xuyên, thiết thực, cụ thể, tránh phô trương hình thức, kém hiệu quả.

II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM

1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người", với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi, địa bàn và tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, với các khẩu hiệu, hành động "Tích cực hưởng ứng ngày toàn dân phòng, chống mua bán người"; "Chung tay phòng, chống nạn mua bán người” và "Phòng, chống mua bán người là trách nhiệm của mỗi cá nhân và toàn xã hội” nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

2. Ngành Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người", đổi mới phương pháp tuyên truyền theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng nhóm người, văn hóa từng vùng, địa phương; tăng cường tuyên truyền qua các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, mittinh, các thiết chế văn hóa cụm dân cư nhằm tạo phong trào toàn dân đoàn kết phòng, chống mua bán người; Các cơ quan báo, đài xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các tin, bài, phim phóng sự, phim tài liệu, đăng phát các thông điệp phòng, chống mua bán người... và tăng thời lượng, tần suất thông tin về phòng, chống mua bán người thường xuyên, liên tục.

3. Công an các cấp, Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi cả nước, trọng tâm là tuyến biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Cam-pu-chia; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh và các tỉnh giáp ranh; phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cùng cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố các vụ án mua bán người, lựa chọn các vụ án điển hình và tổ chức xét xử lưu động nhằm răn đe tội phạm và tuyên truyền phòng, chống mua bán người trong quần chúng nhân dân.

4. Kịp thời in, phát hành tài liệu tuyên truyền xuống cơ sở kết hợp với tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, hội thảo, nói chuyện chuyên đề tại cộng đồng nhằm thu hút đông đảo người dân tham gia phòng, chống mua bán người.

5. Tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống mua bán người.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Công an tỉnh - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người", lồng ghép triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên phạm vi cả nước, trọng tâm là tuyến biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Cam-pu-chia; các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh và các tỉnh giáp ranh; chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh các biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên trao đổi thông tin về âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của tội phạm mua bán người để có kế hoạch phối hợp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm mua bán người. Thường xuyên phát hiện và khắc phục những sơ hở trong quản lý đối tượng, quản lý người nước ngoài, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý dịch vụ Internet, quản lý đường biên giới biển… không để bọn tội phạm lợi dụng hoạt động buôn bán người.

- Kịp thời đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống mua bán người để động viên, phát động phong trào.

2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người cho nhân dân, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trực tiếp tại cộng đồng, trong đó, tập trung truyền thông tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, địa bàn dân cư nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị mua bán. Công tác tuyên truyền phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hướng dư luận xã hội vào việc tham gia phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tội phạm buôn bán người; thường xuyên lồng ghép nội dung Chương trình phòng, chống mua bán người với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là thực hiện Nghị quyết số 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, Chỉ thị 09-CT/TW của Ban Bí thư về về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”, Chương trình "xóa đói, giảm nghèo”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”...

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng tài liệu tuyên truyền về phòng, chống mua bán người gửi cho các sở, ngành và địa phương thực hiện. Nội dung tuyên truyền đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi, từng địa bàn; lấy các điển hình về các vụ việc thật; thủ đoạn của đối tượng phạm tội; về mất cảnh giác của nạn nhân để tuyên truyền; kịp thời biểu dương gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình tiên tiến và gắn vào các đợt sinh hoạt chính trị hoặc các phong trào thi đua do các tổ chức, đoàn thể, quần chúng phát động.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật và vận động các hội viên, thanh thiếu niên và toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa, giáo dục người phạm tội tại gia đình, cộng đồng dân cư phòng, chống mua bán người, gắn với các chương trình kinh tế - xã hội khác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và địa phương.

5. Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống buôn bán người; tập trung các lĩnh vực: pháp luật hình sự, hành chính, hôn nhân gia đình, cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài, du lịch, xuất khẩu lao động, xuất nhập cảnh…

6. Đề nghị Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra cùng cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người (nếu phát hiện). Thống nhất đường lối xử lý, lựa chọn các vụ án điểm để xét xử lưu động phục vụ công tác tuyên truyền, răn đe tội phạm.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” ở địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ kế hoạch này, các sở, ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân ở đơn vị, địa phương mình thông suốt, thực hiện có hiệu quả.

2. Các sở, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã được phân công theo kế hoạch này, phối hợp tổ chức thực hiện đạt hiệu quả các nhiệm vụ, yêu cầu đề ra. Đồng thời, hàng năm thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo kết quả hưởng ứng "Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.

3. Giao Công an tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo 138/CP (qua Cục Tham mưu cảnh sát, Bộ Công an) theo quy định.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ