Kế hoạch 3705/KH-UBND năm 2020 triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hà Nam

Số hiệu 3705/KH-UBND
Ngày ban hành 10/12/2020
Ngày có hiệu lực 10/12/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Đức Vượng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3705/KH-UBND

Hà Nam, ngày 10 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây viết tắt Quyết định số 749/QĐ-TTg), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hà Nam, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

100% các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, nhiều xã, phường, thị trấn đã ứng dụng phần mềm Quản lý văn bản và điều hành (đã được tích hp chữ ký số) vào chỉ đạo, điều hành công việc chuyên môn hằng ngày, đồng thời đã gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ quan trong tỉnh, liên thông với các Bộ, ngành Trung ương qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Hệ thống thư điện tử của tỉnh đảm bảo cung cấp hộp thư điện tử cho cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỷ lệ cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc là 95%.

100% cơ quan hành chính nhà nước (từ cấp huyện trở lên) sử dụng chữ ký số của cơ quan; lãnh đạo các cơ quan đã sử dụng chữ ký số của cá nhân để ký số trên văn bản điện tử.

Cổng Thông tin điện tử của tỉnh đã thực hiện tốt việc cập nhật thông tin về hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; cung cấp thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp. Các cổng con của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ngoài việc thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, đã bổ sung được những thông tin hữu ích phục vụ người dân và doanh nghiệp; trả lời câu hỏi kịp thời hơn, phục vụ tốt việc giải đáp thắc mắc của người dân và doanh nghiệp.

Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Hà Nam hiện nay cập nhật đầy đủ các thủ tục hành chính của tỉnh để công khai cho người dân và doanh nghiệp; công khai toàn bộ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tích hợp lên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh để công bố công khai tỷ lệ giải quyết hồ sơ: hồ sơ đúng hạn, quá hạn...; kết nối trực tuyến lên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để công khai tiến độ giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Cung cấp 2.352 bộ thủ tục (đạt 100%), trong đó: 319 bộ thủ tục mức độ 2 (13,5%); 1.620 bộ thủ tục mức độ 3 (68,9%); 413 bộ thủ tục mức độ 4 (17,6%).

Một số phần mềm, chuyên ngành đã được xây dựng và triển khai tại một số cơ quan như: Quản lý các đối tượng người có công của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Hệ thống thông tin Địa lý (GIS) của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố Phủ Lý; Quản lý kết quả các dự án đề tài khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ; Quản lý cấp phép khoáng sản của Sở Tài nguyên và Môi trường; Kế toán của tất cả các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; Quản lý cấp phép lái xe, Quản lý phương tiện thủy nội địa của Sở Giao thông Vận tải; Quản lý hồ sơ thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Sở Giáo dục và Đào tạo; Quản lý viện phí của Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Quản lý hộ tịch của Sở Tư pháp... Một số phần mềm đang được ứng dụng hiệu quả tại các cơ quan.

100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế, giúp tối ưu quy trình khám chữa bệnh, nâng cao công tác quản trị bệnh viện, giảm thiểu sai sót, tăng độ chính xác trong công tác thanh quyết toán bảo hiểm y tế.

100% các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đều có mạng cục bộ (LAN) và kết nối Internet. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên là 100%. Các cơ quan đã có máy chủ, tường lửa cứng và thiết bị chống sét đảm bảo hoạt động của mạng cục bộ. Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức cấp xã là 75%.

Trung tâm Tích hợp dữ liệu được trang bị một số máy chủ, 01 tường lửa cứng. Với hệ thống hiện tại, Trung tâm Tích hp dữ liệu được đầu tư nâng cấp từ năm 2011 hiện nay công nghệ đã cũ, thiết bị khó thay thế khi bị hỏng, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu lưu trữ, chưa đáp ứng về cả số lượng, chất lượng và giải pháp công nghệ; khả năng bảo mật chống lại các nguy cơ xâm nhập từ bên ngoài, phá hoại hệ thống chưa cao. Hiện nay, đang triển khai dự án Trang bị các thiết bị tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo và giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp doanh nghiệp viễn thông cung cấp mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU

Cụ thể hóa việc triển khai thực hiện hiệu quả, đúng mục tiêu Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Giúp cho các sở, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ để triển khai chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình.

1. Mục tiêu cơ bản đến năm 2025

a) Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

- 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được kết nối, tích hp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Các cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.

- 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

- Phấn đấu kinh tế số chiếm 20 % GRDP.

- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%.

- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%.

c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

[...]