Kế hoạch 370/KH-UBND năm 2021 triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 370/KH-UBND
Ngày ban hành 27/12/2021
Ngày có hiệu lực 27/12/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 370/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 27 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới, Công văn số 5925/BYT-KH-TC ngày 23 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc rà soát, chuyển nội dung nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Tỉnh, với những nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể đến 2025

2.1. Ngành Y tế

- Hạn chế thấp nhất xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tập thể (từ 30 người mắc/vụ); tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận hằng năm dưới 05 người/100.000 dân.

- 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; người quản lý được cập nhật kiến thức về ATTP hằng năm.

- Hằng năm, 90% các cơ sở dịch vụ ăn, uống và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

- Hằng năm, trên 50% sản phẩm thực phẩm tự công bố phải được lấy mẫu giám sát.

2.2. Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát quốc gia về ATTP nông sản dưới 6%.

- Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát quốc gia về ATTP thủy sản dưới 4%.

- 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, người quản lý và 90% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP.

- Hằng năm 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người quản lý, người tiêu dùng được cập nhật kiến thức về ATTP.

- 100% cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện, ký cam kết đảm bảo ATTP.

- 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; khuyến khích và nâng cao số cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ATTP như GMP, HACCP, ISO 9001, ISO 22000, VietGAP.

- 100% sản phẩm được xác nhận chuỗi ATTP được lấy mẫu giám sát. Hằng năm, đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch lấy mẫu giám sát ATTP, chú trọng các đợt cao điểm như: dịp lễ, tết, các phiên chợ xúc tiến thương mại, Tháng hành động ATTP, các sản phẩm có nguy cơ cao, các vùng sản xuất tập trung có sản lượng lớn.

2.3. Ngành Công Thương

- Có thêm 02 mô hình chợ kinh doanh thực phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn TCVN 11856:2017.

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định.

- 100% cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về ATTP (tỉnh, huyện) có chứng chỉ lấy mẫu về ATTP theo quy định.

- 80% cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (không thuộc đối tượng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP) ký Bản cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đối với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

- Trên 50% sản phẩm thực phẩm tự công bố phải được lấy mẫu giám sát.

- Hằng năm 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; người tiêu dùng; người quản lý được cập nhật kiến thức về ATTP.

2.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

[...]