Kế hoạch 274/KH-UBND triển khai công tác an toàn thực phẩm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Số hiệu 274/KH-UBND
Ngày ban hành 13/01/2022
Ngày có hiệu lực 13/01/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Trần Văn Tân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 274/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 13 tháng 01 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ thực tế công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian qua và dự báo diễn biến tình hình an toàn thực phẩm năm 2022; UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác an toàn thực phẩm năm 2022 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chính như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; đồng thời, tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, các ngành; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hội nhập trong nước và quốc tế.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác quản lý về an toàn thực phẩm, công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, cương quyết, là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

- Triển khai toàn diện, xây dựng từng nhiệm vụ cụ thể sát với tình hình thực tế an toàn thực phẩm tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả việc chỉ đạo; tổ chức thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.

- Kế hoạch phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm; chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và tình hình thực tế về an toàn thực phẩm của địa phương để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn theo phân công, phân cấp và đúng quy định hiện hành.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập, phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trên 30 người mắc < 02 vụ; tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 07 người/100.000 dân.

- Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát về an toàn thực phẩm nông sản < 6%.

- Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám sát về an toàn thực phẩm thủy sản < 4%;

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Công tác chỉ đạo

- Các cấp ủy, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực an toàn thực phẩm để chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện.

- Tiếp tục kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp, xây dựng quy chế hoạt động, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thành viên nhằm phát huy tối đa hiệu lực, hiệu quả quản lý, đặc biệt là trách nhiệm của Chủ tịch UBND các cấp trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Nâng cao trách nhiệm, chất lượng hoạt động của Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp.

2. Công tác thông tin, truyền thông về an toàn thực phẩm

- Các Sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm; phối hợp với Báo Quảng Nam, Đài Phát Thanh - Truyền hình Quảng Nam và các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm.

- Thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó, công khai tên các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm an toàn thực phẩm, đồng thời biểu dương các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm.

- Tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm cho Hội, đoàn thể các cấp và tập huấn phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo lĩnh vực quản lý.

[...]