Kế hoạch 33/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2022 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 17/02/2022
Ngày có hiệu lực 17/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Vũ Thị Hiền Hạnh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Yên Bái, ngày 17 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2022, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); củng cố và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm đối với toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về bảo đảm an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm trong cộng đồng.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, góp phần phòng ngừa chủ động các sự cố về an toàn thực phẩm.

- Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm (NĐTP), dịch, bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu 1: Nâng cao kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng.

Chỉ tiêu:

- 85% cán bộ làm công tác đảm bảo ATTP cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn được được cập nhật các văn bản và kiến thức về an toàn thực phẩm thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tập huấn;

- 75% người sản xuất, chế biến, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và chủ cơ sở được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

2.2. Mục tiêu 2: Tăng cường năng lực, hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Chỉ tiêu:

- Duy trì hoạt động phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017.

- Năm 2022 đánh giá mở rộng thêm 01-03 chỉ tiêu phù hợp theo ISO 17025:2017.

2.3. Mục tiêu 3: Cải thiện rõ rệt tình trạng bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Chỉ tiêu:

- Sở Y tế: 80% cơ sở sản xuất thực phẩm thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

+ 75% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được cấp giấy chứng nhận.

+ 70% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết. Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (trừ động vật thủy sản): 40% cơ sở không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP được tổ chức ký cam kết và được kiểm tra sau khi ký cam kết.

+ 10% diện tích sản xuất nông, lâm, thủy sản được áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... hoặc được cấp mã số vùng trồng.

+ Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát quốc gia về ATTP nông sản <8%;

+ Tỷ lệ mẫu vượt mức cho phép/tổng số mẫu được kiểm tra ATTP trong các chương trình giám sát quốc gia về ATTP thủy sản <6%.

- Sở Công Thương:

[...]