Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 37/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2016
Ngày có hiệu lực 25/02/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TIỀN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36a/NQ-CP NGÀY 14/10/2015 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

Thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu

Đẩy mạnh phát triển Chính quyền điện tử, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Các ch tiêu chủ yếu

- Trong hai năm 2016 - 2017 tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và cung cp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy trình xử lý, giảm slượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

- Triển khai cung cấp dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và tích hợp lên cổng dịch vụ công Quốc gia.

- Xây dựng một nền hành chính điện tử đồng bộ, hiện đại từ cấp tỉnh đến cơ sở, từng bước hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, tạo môi trường làm việc điện tử diện rộng, an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; giảm thời gian, chi phí, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động các cơ quan Nhà nước của tỉnh.

- Cải cách toàn diện cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI).

II. NHIỆM VỤ CỤ TH

1. Xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Ủy ban nhân dân tỉnh đến các Sở, ban, ngành, đơn vị cp huyện, cấp xã. Tạo lập môi trường điện tử đngười dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên môi trường mạng đảm bảo cho việc tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai cung cấp các dịch vụ công qua mạng điện tử theo hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan.

3. ng dụng CNTT gắn kết chặt chẽ với công cuộc cải cách hành chính và các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh; triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thng quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

4. Tăng cường kỹ năng cho cán bộ chuyên trách CNTT và nâng cao kỹ năng ứng dụng tin học cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị để đáp ứng tốt công tác triển khai, vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin.

5. Triển khai, mở rộng mạng nội bộ các cơ quan, nâng cao chất lượng mạng diện rộng của tỉnh và bảo đảm chất lượng đường truyền số liệu chuyên dùng các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tăng cường bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin.

6. Đảm bảo hệ thống thư điện tử hoạt động thông suốt, an toàn an ninh thông tin, giúp việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp được thuận li, nhanh chóng.

7. Nâng cao chất lượng cổng thông tin điện tử của tỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ các mục thông tin theo quy định.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

2. Từng bước triển khai các hệ thống thông tin quốc gia về dân cư, đất đai, xây dựng, doanh nghiệp,...

3. Ưu tiên cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp. Rà soát, cập nhật danh sách các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu ở mức độ 3,4 của các ngành, địa phương. Triển khai các giải pháp để cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền của sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đến năm 2017, các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với tất cả những lĩnh vực bức thiết, liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp và tích cực triển khai để cung cấp dịch vụ công mức độ 4.

4. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chứng từ, hồ sơ điện tử. Triển khai thực hiện ứng dụng CNTT kết hợp với Hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

5. Bổ sung, nâng cấp và tích hợp các dịch vụ công trực tuyến của của các sở, ngành, địa phương lên cổng thông tin điện tử của tỉnh đảm bảo cho việc tích hp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

6. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan nhà nước các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về CNTT và việc thuê dịch vụ CNTT; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác an toàn, an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước.

7. Bố trí đủ ngân sách cho xây dựng chính quyền điện tử và chính sách đãi ngộ nhằm thu hút nguồn nhân lực CNTT có chất lượng cao làm việc trong cơ quan nhà nước.

8. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản với Văn phòng Chính phủ trước ngày 1/1/2016; tăng cường liên thông văn bản điện tử và sử dụng hiệu quả chức năng (module) theo dõi chỉ đạo điu hành của y ban nhân dân tỉnh đi với các sở, ban, ngành tỉnh và y ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên phn mềm quản lý văn bản và điều hành.

[...]