Kế hoạch 1112/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình do tỉnh Hải Dương ban hành

Số hiệu 1112/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2022
Ngày có hiệu lực 22/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Triệu Thế Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1112/KH-UBND

Hải Dương, ngày 22 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh số 09/2020/NQ-HĐND ngày 24/12/2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, số 59/NQ- HĐND ngày 08/12/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách địa phương 5 năm 2021-2025, số 12/2020/NQ-HĐND ngày 24/12/2020 về kế hoạch tài chính 5 năm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025; số 46/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 về kết quả thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, số 50/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu chi ngân sách địa phương năm 2022, số 60/NQ-HĐND ngày 28/12/2021 về kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2022 tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2. Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách, giải pháp với lộ trình thích hợp để nâng cao năng lực phòng, chống dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Huy động, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các ngành, địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

3. Xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ tổng hợp, chuyên ngành; những nhiệm vụ, giải pháp và thời gian thực hiện để các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã chủ động phối hợp, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU

Tiếp tục cơ cấu lại kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng tăng trưởng xanh, sáng tạo, phát triển kinh tế số, chuyển đổi số. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp sạch; một số dịch vụ có lợi thế, chất lượng cao; đô thị xanh, thông minh, hiện đại. Liên kết chặt chẽ, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh cùng các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Gìn giữ phát huy bản sắc văn hóa Xứ Đông. Tiếp tục đổi mới toàn diện giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống Covid-19 hiệu quả; nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi xã hội và mức sống của người dân. Củng cố vững chắc quốc phòng quân sự địa phương, giữ vững an ninh, an toàn trật tự xã hội.

Phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng.

1. Phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9%/năm trở lên.

Đến năm 2025: GRDP bình quân đầu người đến đạt 115 triệu đồng; cơ cấu kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản 8,0%, công nghiệp - xây dựng 61,5%, dịch vụ 30,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ đạt 33%; tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội đạt 55%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95%; giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 210 triệu đồng; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025 đạt 20%; tỷ lệ đô thị hóa đến đạt trên 45%; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,77; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia: mầm non 70%, tiểu học 98,7%, THCS 95%, THPT 80%; số giường bệnh (không tính các trạm y tế cấp xã) đạt 36 giường/vạn dân và có 10 bác sĩ/vạn dân; tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3% - 4%, tỷ lệ thiếu việc làm giảm còn 2%.

Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 8,5%/năm. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng hằng năm từ 15% trở lên; thu ngân sách nội địa tăng bình quân 10%/năm. Giảm 4/5 số hộ nghèo trong vòng 5 năm theo chuẩn mới. Duy trì tỷ lệ 90% làng, khu dân cư văn hóa, 85% cơ quan văn hóa trở lên.

Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào năm 2025 đạt 80%. Năm 2025, 100% các cụm công nghiệp (có chủ đầu tư hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu; 100% các doanh nghiệp thuộc đối tượng được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

2. Phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

3. Phấn đấu đạt mục tiêu năm 2022: (1) Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 10%; (2) Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với GRDP đạt 35%; (3) Thu ngân sách nội địa phấn đấu tăng 10% so với dự toán năm; (4) Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 185 triệu đồng; (5) Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đến cuối năm đạt 6,2%; (6) Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 15%; (7) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 35%; (8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ đạt 28,3%; (9) Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có BHXH đạt 45%; (10) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 92%; (11) Tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia: mầm non 68,8%, tiểu học 96%, THCS 90%, THPT 64%; (12) Cuối năm 2022 đạt 33 giường bệnh/10.000 dân (không tính trạm y tế xã), đạt 9,6 bác sỹ/10.000 dân; (13) Tỷ lệ làng, khu dân cư văn hóa đạt 92%, tỷ lệ cơ quan văn hóa đạt 86%; (14) Tỷ lệ hộ nghèo còn 1,75% (theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2021-2025); (15) Tỷ lệ các CCN (có chủ đầu tư hạ tầng) có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt 100%; (16) Tỷ lệ các doanh nghiệp được phê duyệt đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đạt 90%.

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN HỖ TRỢ

1. Đối tượng hỗ trợ bao gồm: Người dân, người lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.

2. Thời gian hỗ trợ: Chủ yếu thực hiện trong 2 năm 2022-2023; một số chính sách có thể kéo dài, bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến dịch bệnh.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống đại dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; mở cửa kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh

1.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục của các cấp, các ngành. Tiếp tục triển khai các giải pháp phù hợp, kịp thời để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động bị mất việc, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập do đại dịch Covid-19, khôi phục sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch…

1.2. Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, áp dụng mức lãi suất cho vay linh hoạt, hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đặc biệt đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Quyết tâm phục hồi và phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

1.3. Ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả, kịp thời Chương trình phòng chống dịch Covid-19 (giai đoạn 2022-2023); tiếp tục hướng dẫn và triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng hóa, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh. Xây dựng kế hoạch phòng chống, kiểm soát, thích ứng với dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện; chuẩn bị phương án trong tình huống khẩn cấp và xấu nhất, không để bị động, bất ngờ, ảnh hưởng năng lực đối phó.

1.4. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định; phát huy hiệu quả cơ sở dữ liệu dân cư trong kiểm soát dịch bệnh và thực hiện chính sách.

1.5. Sử dụng các biện pháp phòng chống dịch linh hoạt, hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động đến sản xuất kinh doanh; thực hiện các phương thức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng tốt với các diễn biến khác nhau của dịch nhằm duy trì thông suốt hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh có dịch.

1.6. Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư; xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ của hệ thống y tế cơ sở; tăng cường năng lực y tế dự phòng, trung tâm kiểm soát bệnh tật; nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh của các bệnh viện và gắn với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế, bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch.

[...]