Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 2633/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2633/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2022
Ngày có hiệu lực 19/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Trần Văn Hiệp
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2633/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11/NQ-CP NGÀY 30 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ vệ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình và Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Công điện số 290/CĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc nhiệm vụ cấp bách triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

a) Tuân thủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài, gắn kết chặt chẽ với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và Chương trình phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

b) Vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, đẩy nhanh phục hồi phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; kiểm soát chặt chẽ lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hướng tới nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế.

c) Chính sách hỗ trợ Chương trình đảm bảo đầu tư tập trung, đúng mục tiêu, trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực, gắn với trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị (kể cả cơ quan của Trung ương đóng trên địa bàn) và các tổ chức, cá nhân liên quan, nht là người đứng đầu.

d) Chính sách, giải pháp hỗ trợ phải sát với yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, triển khai ngay, kịp thời, hiệu quả, lộ trình thích hợp (thực hiện chủ yếu trong năm 2022 và 2023) để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh Covid- 19, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bn vững.

đ) Huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực; cân đối hợp lý giữa các địa phương, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm, bảo đảm hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch.

2. Mục tiêu:

a) Tận dụng cơ hội thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là các động lực tạo tăng trưởng, giá trị gia tăng cao, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Giữ vững ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu đạt mục tiêu của năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025.

b) Thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đảm bảo chủ động, kịp thời, hiệu quả, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh:

Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

a) Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Chương trình phòng chống dịch, chủ động thực hiện các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Đẩy nhanh lộ trình thực hiện mở cửa lại và nâng cao chất lượng du lịch, dịch vụ, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật...gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh theo quy định. Tiếp tục tuyên truyền các biện pháp về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện nghiêm yêu cầu “5K” của Bộ Y tế đến toàn thể nhân dân.

b) Tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định(1), kết luận, chỉ đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Y tế.

c) Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh và tình hình thực hiện công tác phòng chống của địa phương. Tuyệt đối không được lơ là, chủ quan, bị động trong ứng phó với biến thể Omicron và các biến thể mới. Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo lộ trình tiêm mũi tăng cường cho người từ 18 tuổi trở lên và xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 05-11 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn và tiến độ đề ra.

2. Bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm:

a) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

- Cập nhật, đánh giá tình hình, xác định những khó khăn của các doanh nghiệp; người lao động, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo đúng quy định(2).

- Thực hiện tốt việc kết nối cung - cầu lao động trên nền tảng trực tuyến phục vụ công tác tư vn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động. Duy trì thường xuyên các hoạt động giao dịch việc làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động của doanh nghiệp và việc làm cho người lao động. Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn, giải quyết việc làm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025.

b) Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cùng chủ trì, phối hợp Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tham mưu UBND tỉnh xây dựng gói tín dụng chính sách và hỗ trợ lãi suất cho vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình, thanh niên khởi nghiệp và người lao động mất việc làm, người lao động từ các khu công nghiệp, các tỉnh, thành phố khác bị tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

c) Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:

- Tiếp tục thực hiện cho vay tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh để tạo sinh kế, giảm nghèo bền vững, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi tại điểm c, Mục 2, Phần II theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

- Thực hiện hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2022 và 2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong năm 2022 và 2023 từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

[...]