Kế hoạch 3479/KH-UBND năm 2023 về Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 3479/KH-UBND
Ngày ban hành 21/08/2023
Ngày có hiệu lực 21/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lê Huyền
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3479/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 21 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020- 2030;

Căn cứ Quyết định số 5317/QĐ-BNN-CBTTNS ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có thế mạnh của tỉnh, đáp ứng các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan. Căn cứ vào thực trạng, nhu cầu thực tế của người sản xuất, đầu ra sản phẩm của từng lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn để xây dựng lộ trình phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ phù hợp trên địa bàn tỉnh.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Hình thành, mở rộng diện tích canh tác được chứng nhận hữu cơ trên một số đối tượng như: Lúa, điều, cây ăn quả, rau củ quả các loại, mía, mỳ, măng tây, nha đam, cây dược liệu, bò, dê, cừu, heo bản địa, các loại gia cầm, tôm, cá, nhuyễn thể và rong biển các loại,….

- Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông lâm thủy sản hữu cơ, tập trung các sản phẩm có trong danh mục ngành hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh thông qua tăng số lượng, chất lượng nông lâm thủy sản sản xuất theo quy chuẩn, truy xuất nguồn gốc.

- Phát triển, nâng cấp các cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận VietGAP, VietGAHP, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hướng đến nông nghiệp hữu cơ.

- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các chuỗi hàng hóa nông lâm thủy sản hữu cơ trên địa bàn tỉnh.

c) Một số chỉ tiêu:

- Diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt khoảng 1,3-1,5% tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp của tỉnh vào năm 2025 và khoảng 2,0-2,5% vào năm 2030.

- Diện tích đất trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,0% tổng diện tích đất trồng trọt vào năm 2025 và khoảng 1,5-2,0% vào năm 2030, với các cây trồng sau: Lúa, bắp, điều, măng tây, nha đam, cây ăn quả, rau củ quả các loại,...

- Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt khoảng 1,0-1,5% tính trên tổng sản phẩm chăn nuôi sản xuất của tỉnh vào năm 2025 và khoảng 2,0-2,5% vào năm 2030. Các sản phẩm chăn nuôi được chứng nhận hữu cơ theo tiềm năng thế mạnh được ưu tiên: Thịt bò, dê, cừu, heo bản địa, các loại gia cầm, sản phẩm yến sào,...

- Diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ đạt khoảng 0,5-1,0% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản vào năm 2025 và khoảng 1,5-2,0% vào năm 2030, trong đó bao gồm các loài thủy sản có giá trị kinh tế như: Tôm, cá, nhuyễn thể và rong biển các loại,…

- Diện tích sản xuất muối dinh dưỡng hữu cơ đạt khoảng 5,0-7,0% tổng diện tích sản xuất muối dinh dưỡng vào năm 2025 và khoảng 8,0-10,0% vào năm 2030.

- Đối với sản phẩm dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên, tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 90-95%, đối với hình thức thâm canh (sử dụng môi trường rừng để sản xuất) tỷ lệ sản lượng hữu cơ trên tổng sản lượng đạt khoảng 75-80%.

- Nâng cao hiệu quả của sản xuất hữu cơ trên một đơn vị diện tích; giá trị sản phẩm trên 01 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản hữu cơ dự kiến cao gấp 1,3-1,5 lần so với sản xuất phi hữu cơ vào năm 2025 và gấp 1,5-1,8 lần vào năm 2030.

2. Yêu cầu

- Rà soát, tổng hợp nhu cầu phát triển và điều kiện tự nhiên đáp ứng yêu cầu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm theo quy định.

- Từng bước phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi giá trị, chuỗi liên kết cung cầu.

II. NHIỆM VỤ

1. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tập trung và các sản phẩm hữu cơ chủ lực

[...]